Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS), với trận lụt nói trên, đất nước “Vạn đảo” đã phải gánh chịu tới 60 trận lụt lớn trong vòng một thập kỷ qua và trở thành một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các thảm họa thiên tai ở Đông Nam Á.
Hội thảo chuyên đề quốc tế mới đây về lũ lụt ở Indonesia do Indonesia và Hà Lan phối hợp tổ chức cho biết, theo các nghiên cứu thì lũ lụt thường xảy ra ở những vùng đất trũng và đồng bằng có độ cao thấp hơn mực nước biển từ 100m trở xuống.
Cảnh ngập lụt tại một ngôi làng ở Nam Jakarta hồi tháng 3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Biến đổi khí hậu đã khiến tần suất và cường độ của lũ lụt có chiều hướng gia tăng, thông qua tác động của mực nước biển dâng và thủy triều, xói lở bờ biển, lưu lượng nước trên các con sông gia tăng, lún đất, chất thải, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và nạn phá rừng.
Chuyên gia Nurhamidah, hiện đang theo đuổi bằng tiến sỹ tại Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan, cho biết bên cạnh lượng mưa cao, tới 3.000 mm/năm, một yếu tố tự nhiên góp phần gây ra lũ lụt ở Indonesia là cấu trúc chứa than bùn của đất, phần lớn được tìm thấy ở các khu vực ven biển, nhất là ở Đông Nam Sumatra, Kalimantan và Papua.
Theo bà Nurhamidah, đất than bùn là đất yếu rất dễ bị lún tạo ra các vùng đất trũng. Một dẫn chứng là khu vực Bắc Jakarta hiện thấp hơn mực nước biển tới 3m, có nơi tới 4m và đang lún dần hàng năm, chủ yếu do nền đất yếu và tình trạng xây dựng, phát triển của thủ đô.
Bà Nurhamidah cho rằng để đối phó với lũ lụt cần nâng cao hiệu quả quản lý lũ lụt về mặt cấu trúc, được thực hiện thông qua bình thường hóa chức năng đất, nạo vét và xây dựng hệ thống thủy lợi; và phi cấu trúc, bao gồm những vấn đề liên quan đến con người, trong đó có việc nâng cao nhận thức và thực thi pháp luật của người dân trên tất cả các lĩnh vực liện quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.