Khí hậu
Chờ mong mùa “lũ đẹp”
(20:16:37 PM 08/08/2011)
Lũ ngập cánh đồng huyện An Phú, An Giang - Ảnh: Q.Vinh |
Lũ mang tôm cá về nhiều hơn, làm cuộc sống của người dân nơi đầu nguồn tươi vui hơn năm trước. Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo năm nay sẽ có lũ lớn, hứa hẹn những vụ mùa bội thu sau lũ.
Mùa cá
Ngày 5-8, chúng tôi có mặt ở đầu nguồn, nơi đầu tiên đón con nước lũ từ Campuchia đổ về VN theo ngõ sông Hậu là huyện An Phú (tỉnh An Giang) và ngõ sông Tiền là huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp). Những cánh đồng lúa thu hoạch xong giờ là một vùng nước mênh mông. Ở đâu có lũ về, ở đó có rất nhiều nông dân tay chèo, tay lưới miệt mài đánh bắt tôm cá - quà tặng vô giá của nước lũ.
3g sáng, chúng tôi theo chân ông Sáu Dũng bơi xuồng tới vùng giáp ranh biên giới thuộc xã Phú Hội (huyện An Phú). Ông là người có thâm niên “ăn theo” nước lũ. Năm nay phát hiện nước về sớm nên ông tức tốc chuẩn bị dàn lưới 20m, 100 cái lọp bắt cua, lọp bắt tép, cùng với hơn 100 người ùa ra đồng. “Mực nước trên đồng đã hơn 1m, dư sức kiếm ăn rồi. Mỗi ngày tui bán cá được vài trăm ngàn đồng, sống khỏe” - ông Sáu Dũng cười tươi rói.
Lũ sẽ đạt 4,2-4,5m vào đầu tháng 10-2011
Ông Nguyễn Minh Giám, phó giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết năm nay nước sông Mekong lớn hơn năm trước. Dự báo đến ngày 10-8 mực nước tại Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) sẽ đạt khoảng 3m, tức gần mức báo động 1. Thời điểm nước lũ về năm nay cũng bình thường và bằng với thời điểm nước lũ về những năm trước, trừ năm 2010. Dự báo đến khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10-2011 nước lũ sẽ đạt đỉnh, ước từ 4,2-4,5m, dưới mức báo động 3. Đây là mực nước rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long. N.HẬU |
Trời hửng sáng, trên cánh đồng có cả trăm chiếc xuồng nhấp nhô giăng lưới. Nông dân Bảy Chung cùng vợ cất lưới. Một mẻ cá linh, cá rô, cá sặt đủ loại chừng 4-5kg nhảy lưng tưng.
Bắt cá xong, ông Bảy Chung nhảy ào xuống nước hì hục vá chỗ lưới bị rách. Nước ngập tới cổ nhưng ông vẫn cố ngoái đầu về phía tôi: “Cá miệt thượng sinh sôi theo đàn. Nếu không tranh thủ đánh bắt thời điểm này coi như bỏ phí của trời cho”.
Suốt buổi sáng hôm đó đi đâu, gặp bất cứ nông dân nào cũng thấy mọi người vui như tết. Ông Bảy Chung cười khà khà: “Có lũ, có cá, có phù sa, rồi lúa sẽ trúng mùa, không vui sao được chú em!”. Tôi lại thắc mắc: “Lượng cá năm nay có bằng mùa lũ năm 2010 không?”. Ông Bảy Chung đáp: “Chú em thấy tôi bắt cá rồi đó. Đâu có ít đâu phải không. Năm rồi chỉ bằng 1/3 so với bây giờ thôi. Lũ năm nay về sớm, cá cũng nhiều hơn nữa”.
Ngược sông Sở Thượng về thượng nguồn thuộc xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), không khí đón lũ cũng rất xôm tụ. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đồ nghề: lưới, lọp, hom, xuồng... và chỉ bàn chuyện cá mắm mùa nước lũ. Lão nông Tư Bé đã ngoài 70 tuổi, hối hả đặt đáy ở ngã ba kênh Ba Nguyên (nơi tiếp giáp VN - Campuchia).
Chống xuồng ra giữa sông, ông Tư Bé cúi xuống sông vốc một bụm nước lên coi rồi nói: “Hôm nay nước đã chuyển sang màu đỏ, phù sa nhiều hơn mấy ngày trước. Tôi tin năm nay sẽ có lũ lớn hơn năm rồi và đương nhiên sẽ trúng mùa cá cho mà coi”.
Tối, chúng tôi ở lại miệng đáy lớn nhất vùng biên của ông Bảy Cưng giăng trên kênh Ba Nguyên. Một cán bộ xã Thường Thới Hậu A cho biết miệng đáy của ông Bảy Cưng hứng gần trọn dòng cá từ Campuchia đổ về VN ở đầu nguồn sông Tiền. Khoảng 80% sản lượng cá tiêu thụ trong vùng hằng ngày có nguồn gốc từ sở đáy của ông. Đêm đó, ông bắt tới 400kg cá các loại. Cá vào đáy nhiều đến mức có lúc ông phải nhào xuống sông cắt một lỗ cho cá thoát ra bớt để tránh sập giàn đáy.
Ông Trương Minh Hiển, chủ tịch UBND xã Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự), cho biết mỗi mùa lũ nông dân trong xã bắt được không dưới 50 tấn cá các loại. Có lũ, hàng trăm hộ nghèo trong xã sống được nhờ nguồn lợi trời cho này.
Nông dân hi vọng một mùa cá bội thu (ảnh chụp chiều 5-8 tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) - Ảnh: Thanh Tú |
Chờ một mùa lũ trọn vẹn
Ông Nguyễn Văn Mẫn, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự, cho biết theo kinh nghiệm của người dân vùng lũ, năm nào lũ sớm là cá nhiều. “Ngành khí tượng thủy văn dự báo đỉnh lũ năm nay có thể đạt tới 4-4,5m (cao hơn năm 2010 gần 1m). Theo tôi, cần lũ đạt chừng 4,2m là tuyệt vời rồi” - ông Mẫn hồ hởi.
Theo ông Mẫn, nếu đạt trên 4m, lũ sẽ dung hòa lợi ích từ việc tiêu diệt mầm bệnh, mang lại phù sa cho đồng ruộng, không phá hoại các công trình đê bao, đường giao thông nông thôn, nhà cửa người dân, đem lại cuộc sống ấm no cho hàng chục ngàn hộ dân đánh bắt cá. “Người dân ở đây gọi đó là lũ đẹp” - ông Mẫn nói.
Tuy nhiên, khi quan sát lũ tại đầu nguồn sông Hậu, phó chủ tịch UBND xã Phú Hội (huyện An Phú, An Giang) Nguyễn Hữu Tuấn tỏ ra dè dặt hơn: “Lũ về sớm 25 ngày, nhưng dòng chảy vẫn hiền hòa chứ không mãnh liệt như những năm lũ lớn. Mỗi ngày mực nước dâng 4-5cm, chưa có gì đột biến. Tôi chỉ lo lũ bị khựng lại bất ngờ”.
Ông Tuấn đưa tôi ra khu đáy cá trên sông Bình Di giáp nước bạn Campuchia. Những nông dân đánh cá ở đây cho biết mới đầu mùa lũ nhưng sản lượng cá nhiều gấp ba lần năm trước, ai cũng mừng. Có điều thời điểm này cá linh chỉ mới to hơn đầu đũa, trong khi các năm trước cá to gấp đôi, nên thu nhập của họ cũng không nhiều. Hỏi chuyện vài người dân Campuchia ở vùng giáp biên, họ cũng nói năm nay dù lũ sớm và lớn hơn năm rồi nhưng so với năm 1999-2000 còn thua xa. “Ở thượng nguồn sông Mekong người ta xây đập thủy điện quá trời, ở hạ nguồn có lũ lớn mới lạ. Lũ về sớm và mực nước cao thế này cũng là may lắm rồi” - ông Sáu Dũng vừa kéo đáy lên vừa nói như an ủi.
Ông Phạm Văn Dư, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết ông rất vui khi nghe lũ về sớm. Trước tình hình các nước đua nhau xây đập thủy điện ở phía thượng nguồn, ít ai dám nghĩ đến lũ lớn đổ về. Theo ông Dư, đánh giá một cách tổng thể, lũ về sớm với mực nước cao hơn năm trước là điều rất đáng mừng. Bất cứ người dân nào ở đồng bằng sông Cửu Long cũng mong chờ một mùa lũ đẹp, đủ để cải tạo đất, cung cấp phù sa cho toàn vùng.
Chỉ là một đợt chớm có lũ sớm
Chiều 7-8, ông Võ Thạnh, giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn An Giang, cho biết lũ năm nay về sớm, mực nước cao hơn năm trước 50-70cm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ nhiều năm trước, mực nước chỉ ở mức trung bình.
Theo ông Võ Thạnh, do ảnh hưởng của bão số 2 gây mưa từ thượng nguồn tạo nên đợt chớm có lũ sớm đầu mùa đổ về vùng hạ nguồn sông Mekong. Chỉ là đợt chớm lũ chứ chưa hẳn là đợt lũ đầu mùa ồ ạt. Năm 2010 không có cơn lũ đầu mùa rõ rệt.
Về thời gian, lũ năm nay về sớm từ giữa tháng 7 và do ảnh hưởng bão số 3 vừa qua, mực nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long lại dâng thêm một đợt với mức nước dâng 3-5cm/ngày. Sau đó lũ hoạt động trở lại bình thường theo quy luật của dòng chảy.
QUANG VINH |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).