Khí hậu
Chia sẻ kinh nghiệm biến đổi khí hậu và tài nguyên nước giữa Mỹ và Việt Nam
(18:30:42 PM 25/08/2011)
Sông Hồng nhìn từ trên cao (Ảnh minh họa)
Ông Nguyễn Ty Niên, chuyên gia về tài nguyên nước cho rằng, trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc khai thác tài nguyên nước và ngăn ngừa những tổn hại do nước gây ra. Tuy vậy, Việt Nam không phải là quốc gia được bảo đảm về tài nguyên nước, bởi hơn 60% lượng nước ở Việt Nam bắt nguồn từ các nước khác, tình trạng thiếu nước đang xảy ra ở nhiều sông suối trong mùa khô kéo dài. Ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng hơn ở nhiều lưu vực sông; nguồn tài nguyên nước đang bị đe dọa và suy thoái nghiêm trọng do sức ép của quá trình tăng trưởng kinh tế trong vài thập niên gần đây.
Biến đổi khí hậu là một thách thức mới, diễn biến phức tạp, làm gia tăng thêm những thách thức vốn đã rất nghiêm trọng đối với tài nguyên nước. Biến đổi khí hậu đã khiến lượng mưa thay đổi, có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, làm gia tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước trên các sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long. Dòng chảy năm và dòng chảy kiệt có xu hướng giảm nhiều, dòng chảy lũ có xu thế tăng nhiều hơn. Các cộng đồng dân cư ven sông đang và sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức do sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết bất thường, như mưa lớn, bão, lũ quét, lụt lội gây nên...
Thạc sĩ Shana Udvardy, Giám đốc chính sách quản lý lũ lụt sông ngòi Hoa Kỳ cho rằng: Tình trạng lũ lụt mới đây trên các sông Mit-xi-xi-pi đã tạo cơ hội để xây dựng lại các hệ thống đê điều một vài nơi nhằm đảm bảo đường lũ và cửa thoát lũ thay vì xây dựng lại hệ thống đê điều ở những nơi khác. Giám đốc cũng kiến nghị rằng các hoạt động nguồn lực nước cần phải được tập trung vào vận hành, bảo trì, khôi phục và nâng cấp, tái phân bổ hồ nước và phân bổ dựa trên sự thay đổi nhu cầu nguồn lực nước cũng như người sử dụng, khôi phục hệ thống sinh thái ở mức độ nào đó, trong đó đặc biệt chú ý tới các hệ thống thủy sinh bị thay đổi nhiều.
Thạc sĩ Shana Udvardy nhận định: Tương lai tài nguyên nước đang ngày càng trở nên bất ổn và mong manh. Vì vậy, khả năng thích nghi của chúng ta với khí hậu đang thay đổi, sẽ phụ thuộc vào vô vàn lựa chọn mà chúng ta đã thực hiện trong quá khứ và đang thực hiện trong hiện tại. Cần có một triết lý mới về khả năng chống đỡ như "một triết lý có thể uốn cong nhưng không bẻ gẫy", khi chúng ta đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các hệ thống tự nhiên như đê điều hiện tại phải phụ thuộc vào các lá chắn tự nhiên như rừng ngập mặn, vì chính những khu rừng ngập mặn này có khả năng chống đỡ với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả nhất.
Các đại biểu tham dự Hội thảo " Biến đổi khí hậu và tài nguyên nước: Chia sẻ kinh nghiệm từ lưu vực sông Mit-xi-xi-pi - Mỹ và lưu vực sông Hồng - Việt Nam" đều thống nhất đánh giá: để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai và các lợi ích trong cuộc sống, sức khỏe con người cũng như môi trường cần có những cách tiếp cận mới. Việc chia sẻ kinh nghiệm và các bài học của nước Mỹ nói riêng, cộng đồng quốc tế nói chung về biến đổi khí hậu đối với Việt Nam nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tổng hợp lưu vực sông là rất bổ ích và cần thiết .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).