Khí hậu
Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam
(14:24:49 PM 01/10/2011)Ảnh minh họa
Đây là hội thảo lần thứ 2 về biến đổi khí hậu với nhiều vấn đề liên quan được nghiên cứu như chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, biến đổi khí hậu và vấn đề công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu….
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng gây nhiều tổn thất lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Việt Nam đang có 3 kịch bản phát thải ở các mức thấp, trung bình và cao. TS. Nguyễn Văn Thắng, Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: Việc triển khai, xây dựng và thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu không nhất thiết phải tiến hành đại trà ở quy mô thế kỷ mà cần phải có sự phân kỳ thực hiện; cần xác định được mức độ ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tiễn, nguồn lực có được trong từng giai đoạn để lựa chọn kịch bản phù hợp nhất. Kịch bản thấp và kịch bản trung bình có thể được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn; kịch bản cao cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn.
Việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam trong đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và địa phương dựa trên các tiêu chí về tính đặc thù, đa mục tiêu, hiệu quả nhiều mặt, tính bền vững, khả thi, khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển. Khi áp dụng kịch bản, các bước cần được thực hiện gồm: Xác định các thông số khí hậu quan trọng đối với ngành, chọn kịch bản cho từng địa phương từ kịch bản quốc gia. Các mô hình thủy văn, thủy lực và đánh giá tác động phải được sử dụng nhằm cung cấp những thông tin đầu vào quan trọng khác như sự thay đổi chế độ dòng chảy, ngập lụt, xâm nhập mặn, nước dâng do bão, biến đổi đường bờ… để xây dựng và triển khai kế hoạch hành động. Các đánh giá tác động và khả năng bị tổn thương cần được rà soát, cập nhật khi các kịch bản mới được công bố.
Minh Nguyệt
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
-
Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
-
Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
-
Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
-
Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
-
Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
-
Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
-
Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
-
Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)