Khí hậu
Bến Tre hoàn thành nhiều công trình chống xâm nhập mặn và nước biển dâng
(08:49:42 AM 29/08/2013)Bến Tre hoàn thành nhiều công trình chống xâm nhập mặn và nước biển dâng - Ảnh minh họa
Nổi bật là ba công trình nhà tránh, trú bão tại ba huyện ven biển, gồm: xã Thới Thuận (huyện Bình Đại), Bảo Thuận (huyện Ba Tri) và Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú). Mỗi nhà tránh bão có sức chứa từ 500 – 600 người trong trường hợp bão đổ bộ. Ngoài ra, bên trong nhà trú bão còn có một hội trường đa năng trung tâm, nơi có thể tổ chức các hoạt động văn hóa – xã hội trong điều kiện bình thường. Công trình thứ hai là nâng cấp đê bao Cái Bần, thuộc xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú và đê bao Vàm Tân Hương, thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam. Công trình này hoàn thành giúp bảo vệ hơn 2.200 ha đất nông nghiệp khỏi triều cường và xâm nhập mặn, đồng thời nâng cấp đường đi dọc bờ sông, phục vụ nhu cầu đi lại cho 17.000 người.
Cũng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Bến Tre đang đẩy nhanh tiến độ 2 công trình, gồm: xây dựng đê bao ngăn lũ và phòng chống xâm mặn tại xã Sơn Định (huyện Chợ Lách). Công trình này có chiều dài 7,6 km, chiều cao 2,5 m, bề mặt đê rộng 4 m với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng; dự kiến sẽ giúp ngăn lũ, ngăn mặn cho gần 1.000 ha đất trồng cây ăn trái. Công trình thứ hai cũng đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành là công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bố trí, sắp xếp dân cư vùng kinh tế mới cồn Nhàn, cồn Ngoài (thuộc xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri). Theo đó, một tuyến đường kiên cố có chiều dài 1,3 km, chiều rộng 3,5 m đang được xây dựng để 250 hộ dân di chuyển nhanh đến nơi an toàn khi xuất hiện bão. Cả hai công trình này dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.
Bên cạnh việc xây dựng các công trình giúp thích ứng với xâm nhập mặn và nước biển dâng, Bến Tre cũng triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, các ngành trong tỉnh và cũng như trong nhân dân về nguy cơ từ biến đổi khí hậu cũng như cách thức thích ứng.
Theo ông Đoàn Văn Phúc - Phó Chánh văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre: tổng kinh phí của chương trình này trong năm 2013 là 16,5 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Đan Mạch tài trợ 15 tỷ đồng, phần còn lại là nguồn đối ứng của địa phương. Bến Tre là địa phương dễ bị tình trạng nước biển dâng và xâm nhập mặn so với các địa phương khác trong cả nước cũng như các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).