Thứ năm, 23/01/2025, 04:56:47 AM (GMT+7)

“Hội nhập khu vực tiểu vùng sông Mekong trong bối cảnh biến đổi khí hậu – Một cái nhìn cận cảnh” Tin ảnh

(14:07:16 PM 09/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 9/5, tại Thành phố Quy Nhơn (Bình Định), UBND tỉnh Bình Định, Quỹ Rockefeller, Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội (ISET), Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Hội nhập khu vực tiểu vùng sông Mekong trong bối cảnh biến đổi khí hậu – Một cái nhìn cận cảnh”. Hội thảo nhằm hướng đến sự học tập, trao đổi kinh nghiệm về phòng chống thiên tai trong thời điểm biến đổi khí hậu (BĐKH) tại các thành phố châu Á với sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế, chính quyền nhiều thành phố Châu Á…

 

Nội dung trọng tâm được nêu ra tại hội thảo là các vấn đề về dự báo, ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt nhìn từ cơn lũ lịch sử năm 2011 tại Thái Lan, là bài học cho nhiều thành phố, quốc gia khác. Theo Tiến sĩ Thongchai Roachanakanan, Kiến trúc sư cao cấp, Vụ Quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Nội vụ Thái Lan: Cơn lũ lịch sử nhấn chìm hàng loạt tỉnh, thành phố trên đất nước Thái Lan năm 2011 nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng, chính quyền vẫn còn lúng túng trong việc đánh giá rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, theo TS Thongchai, kết luận ban đầu đến nay được đưa ra đó là các cấp chính quyền, nhà chuyên môn lúng túng trong các vấn đề dự báo, thông tin cho người dân và tổ chức ứng phó nhanh. Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa dẫn đến những đợt thiên tai là nạn phá rừng, sự phát triển quá nhanh của các đô thị, sự hình thành các khu công nghiệp tại phía đông Tp Bangkok… TS Thongchai cũng cho rằng, các vấn đề thiên tai, bão lũ ngày càng diễn biến phức tạp, khó dự đoán hơn và có cường độ mạnh hơn dễ dẫn đến những sai lầm của con người. Vì thế, con người cần tìm hiểu rõ hơn các vấn đề của tự nhiên, trong đó TS Thongchai đặc biệt chú trọng đến các khu vực bờ biển Việt Nam .

 


Một đoạn sông Mekong (Ảnh minh họa)


Các chuyên gia, đại diện chính quyền đến từ Thái Lan cũng đã trao đổi nhiều vấn đề xung quanh vấn đề tương tác giữa phát triển kinh tế - xã hội và quy luật của tự nhiên, các vấn đề bão lũ… tại các thành phố Hat Yai, Chiang Rai, Bangkok của Thái Lan…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, bà Trần Thị Thu Hà cho biết: Nhận thức được sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, từ năm 2009, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã bắt đầu tham gia vào giai đoạn 2 của chương trình Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN), phối hợp với ISET thực hiện các hoạt động đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương, xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Thành phố Quy Nhơn và thực hiện một số tiểu dự án thích ứng với BĐKH thí điểm với sự hỗ trợ về tài chính từ Quỹ Rockefeller. Năm 2010, Bình Định tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 của chương trình ACCCRN, một văn phòng điều phối về BĐKH được thành lập để hỗ trợ cho việc điều phối, quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định. Các tổ chức đã hỗ trợ Bình Định thực hiện hàng loạt các dự án: Văn phòng điều phối về BĐKH, Nghiên cứu tác động của ngập lụt đến quy hoạch phát triển đô thị phường Nhơn Bình (Thành phố Quy Nhơn) trong bối cảnh BĐKH, dịch vụ hệ sinh thái tạo khả năng chống chịu cho Thành phố Quy Nhơn và dự án giảm thiểu dự án rủi ro ngập lụt cho người dân vùng hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn (Thành phố Quy Nhơn). Các dự án can thiệp này đều hướng đến mục tiêu chung là giảm tính dễ bị tổn thương cho thành phố, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị tổn thương do BĐKH, đô thị hóa và các vấn đề phát triển khác. Đến nay, các dự án đều được thực hiện có hiệu quả.

Tại hội thảo, đại diện c ác thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ cũng đề cập nhiều vấn đề về sự tác động của BĐKH, các xu hướng trong tương lai và hội nhập vùng; hội nhập vùng sông Mekong mở rộng dưới các nguy cơ về khí hậu… Dự kiến, các vấn đề về hội nhập chống BĐKH của các thành phố trong tiểu vùng sông Mekong được thực hiện thành công sẽ mở rộng ra các thành phố khác của châu Á với phạm vi hội nhập càng mở rộng hơn.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Hội nhập khu vực tiểu vùng sông Mekong trong bối cảnh biến đổi khí hậu – Một cái nhìn cận cảnh”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI