Thứ tư, 22/01/2025, 13:49:55 PM (GMT+7)

Thăm 'rừng ma' xem hàng loạt quan tài treo cao

(02:44:41 AM 22/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Với người Giẻ Triêng xưa, người chết thuộc gia đình giàu có, quyền quý đều không phải chôn mà được treo lơ lửng trong một khu rừng rậm rạp, vắng bóng người.

Khu nghĩa địa là vùng bất khả xâm phạm, nơi chỉ dành riêng cho thế giới người chết mà theo tín ngưỡng của cộng đồng Giẻ Triêng, người trần đặt chân tới sẽ bị trừng phạt, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng.

Sợ ma bắt trưởng làng không dám vào nghĩa địa

Không biết từ khi nào, người Giẻ Triêng ở vùng rẻo cao bắc Tây Nguyên đã có tục “thiên táng” người chết một cách kỳ dị. Chất chứa trong tục lệ đó là nhiều điều giàu màu sắc tâm linh, huyền bí theo cộng đồng thổ dân và tín ngưỡng nguyên thủy.

Chiều tà, ánh nắng cao nguyên óng ánh như rót mật ngang qua làng Vai Trang, xã Đắk Long, huyện Đắk Glei (Kon Tum), toát lên vẻ đẹp kỳ công của tạo hóa. Trên con đường làng, lác đác vài người phụ nữ Giẻ Triêng gùi củi trên lưng từ rẫy bắp trở về nhà chuẩn bị cho bữa cơm tối, bóng họ liêu xiêu in xuống nền đường lổm chổm đá.  

Tuy nhiên, ngoài vẻ đẹp yên bình của ngôi làng Tây Nguyên, làng Vai Trang còn nổi tiếng với những câu chuyện tâm linh kỳ bí. Sau nhiều ngày chuẩn bị, tôi quyết băng rừng, vượt núi đi tìm lời giải cho tập tục "thiên táng" ở khu nghĩa địa treo của làng Vai Trang, hay còn được cộng đồng địa phương gọi là “rừng ma”.

Mô[-]tả[-]ảnh.
Một cỗ quan tài trong khu "rừng ma".

Nói tới “rừng ma”, cả làng Vai Trang ai cũng sợ hãi và hầu như tất cả đều lảng tránh, không muốn nhắc tới khu vực cấm người này. Ngay cả những người lớn tuổi, có chức vụ trong làng như ông A B’lã, trưởng làng Vai Trang cũng tỏ ra rụt rè khi tôi đặt vấn đề muốn tìm hiểu về khu nghĩa địa treo phía tây của làng.

Cái nhiệt thành của người Giẻ Triêng hôm nào trong con người A B’lã hôm nay bỗng biến mất. Như có một điều gì đó đang ngăn cản cuộc nói chuyện giữa chúng tôi, ông A B’lã cố lái hướng câu chuyện, trả lời dè chừng khi nói về “rừng ma”.

Mãi hồi lâu, tôi mới biết vì sao trưởng làng A B’lã dè dặt khi nói về những cỗ quan tài treo trong khu nghĩa địa đến vậy. Chẳng là cách đây vài năm, khi ấy A B’lã cùng mấy đoàn cán bộ vào khu “rừng ma” để khảo sát, tìm hiểu về phong tục táng treo của người Giẻ Triêng xưa. Vài tháng sau, A B’lã thấy trong người mệt mỏi, đổ bệnh.

Mô[-]tả[-]ảnh.

Trưởng làng Vai Trang, ông A B’lã.

 

Cho rằng đã bị con ma ám hại, muốn bắt mình về thế giới bên kia nên gia đình A B’lã tức tốc phải mổ bò, mời thầy tới để cúng ma. Cúng đến con bò thứ hai thì A B’lã khỏi bệnh. Từ đó đến nay, A B’lã “chết khiếp” khi nói đến “rừng ma” làng mình.

Khi nghe tôi đặt vấn đề nhờ dẫn vào “rừng ma”, A B’lã liền thoái thác ngay: “Mình sợ lắm, không dám đi nữa đâu. Năm vừa rồi mình đã làm thịt 2 con bò để cúng con ma rồi, mình hết bò rồi không có để cúng nữa. Mình nghèo rồi, năm nay làm ăn vất vả khổ cực không đủ lo cho vợ, cho con, nếu ra đó (rừng ma) không có bò cúng cho con ma là nó sẽ bắt mình đi theo nó”.

Đêm Vai Trang trầm mặc, đâu đó có tiếng nhạc cất lên từ một nóc nhà nào. Cuộc sống hiện đại đã thổi vào làng Vai Trang những luồn sinh khí mới của cuộc sống văn minh. Thế nhưng, trong tiềm thức của người Giẻ Triêng nơi đây “rừng ma” và thế giới người chết vẫn rất linh thiêng, kỳ bí.

Đột nhập “rừng ma”

Trưa hôm sau, khi mặt trời đã đứng bóng, tôi lần vào khu “rừng ma” theo hướng chỉ tay của trưởng làng A B’lã. Cách làng chưa đầy 2km, rừng ma nằm ở phía mặt trời lặn, tĩnh mịch đến lạ thường giữa lúc đúng ngọ.   Từ phía ngoài, khu “rừng ma” không có những cây cổ thụ nhưng âm u bởi cây bụi rậm rạp, um tùm che khuất. Cơn gió trưa xào xạc thổi qua giật vài chiếc lá lồ ô rơi khiến tôi nổi da gà, chân lông dựng ngược. Cố lấy hết can đảm, tôi dùng dao phát bụi cây gần nhất để bước sâu vào bên trong, một mùi lờm lợm sộc vào mũi.  

Thế rồi những chiếc quan tài cũ kỹ cũng hiện trước mắt tôi. Dù không sợ “con ma” bắt đi như người Giẻ Triêng nhưng từ khi đặt chân vào khu nghĩa địa treo huyền bí này tôi luôn có tâm trạng hồi hộp, cảnh giác cùng con dao lăm lăm trong tay.   Tôi tiến đến hai chiếc quan tài đẹp nhất "rừng ma", chúng đặt song song nhau, đầu hướng thẳng về phía làng Vai Trang. Trước khi vào “rừng ma”, trưởng làng  A B’lã đã giới thiệu đây là quan tài của vợ chồng ông A B’rót - Y Bay. Bộ quan tài bằng nhôm, được treo trên 4 cọc gỗ kiên cố to bằng bắp đùi người lớn, cho thấy người nhằm trong đó thuộc dòng dõi gia đình giàu có, quyền quý bậc nhất trong làng.

Mô[-]tả[-]ảnh.
Tục táng treo của người Giẻ Triêng không còn nhưng người dân không dám đặt chân tới đây vì sợ bị ma bắt.

 

Phía dưới của quan tài lỉnh kỉnh những đồ vật mà gia đình chia cho người chết đem về thế giới bên kia sử dụng. Nổi bật lên là hai chiếc ghè rượu cổ, một cái còn khá nguyên vẹn. Theo ông A B’lá, con cháu của vợ chồng ông A B’rót là những người giàu có và họ mua cặp quan tài cho ông bà với giá hàng chục triệu đồng. Đây cũng là hai người cuối cùng của cộng đồng Giẻ Triêng ở Vai Trang được an táng theo tục lệ này.

Trong khu "rừng ma", nhiều quan tài bằng gỗ tròn, nặng đến cả tấn được làm bằng gỗ quý chúc đầu xuống đất bởi cọc đỡ đã mục nát. Hầu hết những chiếc quan tàinày được treo cách đất không quá 70cm. Lý giải điều này, một số người lớn tuổi làng Vai Trang cho rằng để con ma tiện bề đi lại.

Phần lớn những cỗ quan tài trong khu “rừng ma” này trước đây đều được làm bằng những loại gỗ tốt. Khi gỗ rừng bắt đầu khan hiếm và bị cấm khai thác, người dân Vai Trang bắt đầu mua những cỗ quan tài đắt tiền bằng nhôm hoặc tự chế bằng tôn sắt.

Với người Giẻ Triêng ở Vai Trang, người sống ứng xử với người chết như ứng xử với một đấng siêu nhiên, có sức mạnh vạn năng khiến người sống vừa thuần phục, vừa sợ hãi. Do vậy, dù rất thương nhớ người chết nhưng khi đã đưa ra “rừng ma” rồi thì không ai dám đặt chân tới để thăm mộ nữa.

Trưởng làng A B’lã cho biết, trước đây, khi có người chết táng treo trong khu nghĩa địa này thì không ai dám lại gần vì mùi hôi thối của xác người phân huỷ bốc lên nồng nặc. Ngày nay, người Giẻ Triêng không táng treo nữa nhưng người chết vẫn sẽ không phải lấp đất mà xây gạch bao quanh quan tài nổi trên mặt đất.

Theo Kiến Thức
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thăm 'rừng ma' xem hàng loạt quan tài treo cao

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI