Khám phá
Tại sao động đất tại Indonesia không gây sóng thần?
(10:08:54 AM 12/04/2012)Người dân tại tỉnh Banda Aceh, Indonesia sử dụng mọi phương tiện để tránh sóng thần sau khi động đất xảy ra hôm 11/4. Ảnh: AP. |
Cơn địa chấn xảy ra vào lúc 14h38 theo giờ địa phương, có cường độ 8,7 độ Richter. Tâm chấn nằm ở độ sâu 33 km và cách thành phố Aceh Banda trên đảo Sumatra khoảng 431 km.
Julie Dutton, nhà địa vật lý của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, cho rằng cường độ của cơn địa chấn hôm qua không đủ mạnh để gây sóng thần, tạp chí OurAmazingPlanet đưa tin.
Cơn địa chấn hôm qua hoàn toàn khác về bản chất so với trận động đất 8 năm trước. Trận động đất năm 2004 xảy ra do một mảng địa tầng đột ngột đâm xuống bên dưới một mảng địa tầng khác, tạo nên một vùng mà giới khoa học gọi là “đới hút chìm”. Sự va chạm giữa chúng khiến một phần của mảng địa tầng phía trên trồi lên. Tầng nước ở phía trên phần trồi cũng dâng lên với sức mạnh khủng khiếp. Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước lan tỏa theo mọi hướng và gây nên sóng thần. Ngược lại, cơn địa chấn hôm qua xuất hiện do sự cọ xát của hai mảng địa tầng dịch chuyển song song.
Đôi khi những trận lở đất dưới đáy đại dương có thể gây nên sóng thần, song trên thực tế những trận sóng thần lớn thường được tạo ra bởi động đất ở vùng hút chìm dưới đáy đại dương. Diện tích đáy đại dương trồi lên càng lớn thì sóng thần càng mạnh.
Chỉ vài phút sau khi động đất xảy ra tại Indonesia hôm 11/4, Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương tại Mỹ đã ban bố cảnh báo sóng thần cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương.
Gần một giờ sau, các thiết bị phát hiện sóng có độ cao chừng 30 cm đến 80 cm ở vùng Sabang thuộc tỉnh Banda Aceh của Indonesia. Banda Aceh là khu vực hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa sóng thần năm 2004.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.