Khám phá
Những khám phá "nổi bật" nhất năm 2012
(05:32:17 AM 29/12/2012)
Thế giới rộng lớn luôn tồn tại những điều mà con người chưa khám phá hết. Chúng ta hãy cùng điểm lại những điều "điên rồ" nhất mà con người đã khám phá trong năm 2012, theo trang tin Howstuffworks.
1. Nấm nhầy có “bộ nhớ”
Là một sinh vật nguyên sinh, dù không có não hay hệ thần kinh nhưng nấm nhầy có thể di chuyển rất thông minh nhờ bộ nhớ đặc biệt.
Khối cơ thể của chúng tạo ra các chuỗi co duỗi liên tục để di chuyển. Từng phần cơ thể thay đổi tốc độ co duỗi theo cảm nhận về môi trường xung quanh nhờ các thụ thể hóa học trên bề mặt tế bào.
Khi di chuyển, chúng để lại những vết chất nhờn ở phía sau và không di chuyển vào những vết nhờn đó nữa.
2. Mật ong có màu xanh
Những người nuôi ong ở Ribeauville, Đông Bắc nước Pháp hết sức ngỡ ngàng khi thấy đàn ong của mình sản xuất ra loại mật có màu… xanh lá cây hoặc màu xanh dương.
Người ta đã phát hiện ra rằng, thay vì hút mật từ hoa, những chú ong này lại bay tới một nhà máy xử lý chất thải từ kẹo và vỏ kẹo của nhãn hàng M&M để hút đường chứa phẩm màu. Do đó, mật của chúng có màu sắc lạ.
3. Khủng long “ma cà rồng” ăn chay
Loài khủng long “ma cà rồng lùn” 200 triệu năm tuổi này được đặt tên là Pegomastax africanus, có chiều dài cơ thể dưới 60cm, chỉ nặng cỡ một con mèo, lông tua tủa như nhím với 2 chân sau dài.
Nó có hộp sọ trông như mỏ một con vẹt với những chiếc răng nanh của ma cà rồng (dài gần 1cm) ở trong mỏ dùng để cắt cây cỏ và mổ hoa quả.
Điều đặc biệt là rất hiếm một loại khủng long nào có răng nanh mà lại chỉ ăn thực vật như Pegomastax.
4. Rắn “đồng trinh”
Các nhà khoa học của ĐH Tulsa tại Mỹ đã phát hiện hai con rắn cái mang thai mà không cần tinh trùng của con đực (sinh sản đơn tính) trong môi trường tự nhiên.
Kiểu sinh sản này khá phổ biển ở những loài động vật không xương sống nhưng lại cực hiếm với động vật hữu tính có xương sống.
Hiện tượng này từng được phát hiện ở gà, cá mập, thằn lằn, rắn và chim nhưng tất cả đều sống trong môi trường nuôi nhốt.
5. Sử dụng gián để tìm kiếm cứu hộ
Gián được “phẫu thuật” chuyển đổi thành “robot sinh học” được điều khiển từ xa để có thể giúp xác định vị trí các nạn nhân động đất trong những khu vực khó tiếp cận.
Một con gián được “trang bị” với các điện cực được chèn vào râu và phần phía sau, cũng như một “balô” nhỏ với hệ thống điều khiển không dây, đèn hiệu định vị và micro.
Gián “robot sinh học” được cho là tốt hơn so với robot vì chúng có khả năng cảm nhận được những nguy hiểm xung quanh.
6. Đàn ông giọng trầm ít tinh trùng hơn
Phần lớn phụ nữ thích những người đàn ông sở hữu giọng nói trầm và nghĩ họ rất nam tính. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện, những người đàn ông giọng nói trầm có chất lượng tinh dịch không tốt bằng đàn ông có giọng nói cao hơn.
Những người đàn ông sở hữu giọng nói trầm thường có lượng hormone sinh dục testosterone cao.
Loại hormone này giúp đàn ông trở nên hấp dẫn hơn nhưng hàm lượng testosterone cao làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Đây có thể là một sự đánh đổi.
7. Thiết bị trì hoãn giọng nói
Hai nhà khoa học Nhật Bản - Kazutaka Kurihara và Koji Tsukada đã phát minh ra thiết bị Speech Jammer ngắt lời nói bằng cách lặp lại chính giọng nói người đó chậm hơn vài mili giây.
Thiết bị này có thể lưu ý diễn giả xem liệu họ có nói quá nhanh hoặc không có đủ thời gian cho bài phát biểu hay không. Hoặc khi một người nào đó không ngừng nói chuyện, bạn có thể nâng khẩu Speech Jammer lên, nhằm vào họ và buộc họ phải chú ý.
Speech Jammer đã đoạt giải Nobel 2012 trong lĩnh vực Âm thanh học.
8. Lớp LiquiGlide không dính
Bạn từng khổ sở để dốc chai sốt cà chua gần hết? Những kỹ sư của MIT đã đưa ra một cách thức làm cho sốt cà chua chảy ra dễ dàng hơn từ chai sốt nhờ phủ một lớp kính trơn, thậm chí sẽ không còn cặn sốt dính ở đáy chai khi bạn dốc ngược nó. Lớp này có thể phủ trên mọi bề mặt như thủy tinh, sứ hoặc nhựa.
9. Giết người theo công thức toán học
Hai nhà toán học người Mỹ đã phát hiện thấy sự phân bổ về thời gian để thực hiện các vụ giết người của “gã đồ tể của Rostov” - một kẻ giết người hàng loạt những năm 1980, phù hợp với các mô hình toán học.
Mô hình này tuân theo những trận động đất, tuyết lở, tai nạn thị trường chứng khoán… và được gọi là công thức “cầu thang ma quỷ”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.