Khám phá
Mắt người và mắt mực có quá trình tiến hóa giống nhau
(09:20:26 AM 09/05/2014)Ảnh: Live Science
Ví dụ tương tự là mắt của loài người và loài mực. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, mặc dù là hai loài hoàn toàn khác nhau, nhưng cả người và mực đều trải qua quá trình tiến hóa mắt giống nhau.
Cũng như mọi cơ quan khác của cơ thể, mắt là sản phẩm từ hoạt động của rất nhiều gen khác nhau. Phần lớn các gen này mang thông tin quy định việc hình thành các bộ phận của mắt. Ví dụ, một gen sẽ phụ trách hình thành sắc tố nhạy cảm với ánh sáng trong mắt, trong khi một gen khác phụ trách hình thành thủy tinh thể.
Bên cạnh các gen cấu tạo nên các bộ phận của mắt, một số gen lại phụ trách việc hình thành cấu trúc của mắt. Thay vì mang các thông tin cấu tạo các bộ phận của mắt, các gen này mang thông tin quy định vị trí và thời điểm các bộ phận của mắt cần được cấu tạo và ráp nối lại với nhau. Bởi vai trò kiểm soát quá trình hình thành mắt mà các gen này được gọi là gen kiểm soát.
Gen quan trọng nhất trong số các gen kiểm soát có tên là Pax6. Gen Pax6 cổ đại nhiều khả năng đã giúp hình thành dạng sơ khai nhất của mắt - một tập hợp các tế bào cảm nhận ánh sáng hoạt động cùng nhau để thông báo cho một sinh vật nguyên thủy biết nó đang ở chỗ sáng, chỗ tối hay chỗ có bóng râm.
Ngày nay, những dấu vết của gen Pax6 được tìm thấy ở nhiều sinh vật khác nhau, từ loài chim và loài ong tới động vật có vỏ, cá voi, thậm chí ở cả loài mực và loài người. Điều này có nghĩa là gen Pax6 đã xuất hiện từ trước cả thời điểm tiến hóa phân tách các loài khác nhau trong kỷ Cambri cách đây 500 triệu năm.
Gen Pax6 đã quy định việc hình thành nhiều loại mắt đa dạng. Từ con mắt đơn giản, nó giúp côn trùng tiến hóa dạng mắt kép sử dụng hàng loạt các bộ phận cảm nhận ánh sáng để nhận biết hình ảnh.
Gen này cũng giúp hình thành kiểu mắt của con người cũng như các loài họ hàng có xương sống khác là mắt camera, một cấu trúc khép kín với tròng mắt và thủy tinh thể, dịch nội nhãn và võng mạc nhận biết hình ảnh.
Để có thể tạo nên một cấu trúc phức tạp như vậy, các hoạt động mà Pax6 kiểm soát cũng trở nên rất phức tạp. Nhằm hoàn thành nhiệm vụ, quá trình tiến hóa đã làm tăng số lượng các thông tin trong một gen Pax6 đơn.
Ảnh Live Science
Giống các gen khác, gen Pax6 cũng được viết bằng mã DNA. Để hoạt động, DNA cần được đọc và sao chép sang một dạng mã khác gọi là RNA.
Mã RNA thú vị ở chỗ nó có thể được chỉnh sửa. Một cách chỉnh sửa là cắt đoạn, tức là bỏ đi một phần ở giữa đoạn mã và nối hai phần còn lại với nhau.
Điều tuyệt vời của cắt đoạn là từ một đoạn mà RNA có thể tạo ra hai dạng thông tin khác nhau. Mã RNA của gen Pax6 cũng có thể bị cắt ra theo cách tương tự.
Trong nghiên cứu mới đây, Atsushi Ogura và các đồng nghiệp thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật sinh học Nagahama đã tìm ra rằng việc cắt đoạn RNA Pax6 đã được sử dụng trong quá trình hình thành mắt camera ở những loài như mực và bạch tuộc, những động vật thân mềm.
Mắt camera của những động vật này có những đặc điểm như mắt của động vật có xương sống.
Tổ tiên chung của động vật thân mềm và động vật có xương sống cũng đã tồn tại cách đây hơn 500 triệu năm.
Việc cắt đoạn RNA của gen Pax6 ở động vật thân mềm là một minh chứng tuyệt vời cho việc quá trình tiến hóa đưa ra một giải pháp tương đồng theo nhiều cách khác nhau. Sử dụng những cấu trúc tương tự nhau, sự tiến hóa đã tạo ra những đổi mới hết sức đáng kể.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.