Khám phá
Khám phá tiểu hành tinh
(09:01:30 AM 24/05/2012)
Chương trình NEEMO huấn luyện các phi hành gia làm quen với điều kiện khắc nghiệt trên tiểu hành tinh - Ảnh: NASA
Kết quả khảo sát mới nhất do kính viễn vọng WISE thu thập được đã xác định khoảng 4.700 tiểu hành tinh có khả năng đe dọa trái đất, trong khi từ trước đến nay các chuyên gia chỉ mới để mắt được khoảng 400 “sát thủ”. Trong số này có không ít mục tiêu tiềm năng cho sứ mệnh sắp tới của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cụ thể là những tiểu hành tinh có quỹ đạo xiên thấp xung quanh mặt trời, theo AFP. NASA đang lên kế hoạch gửi phi hành gia đến một tiểu hành tinh để nghiên cứu bề mặt của nó, khai thác khoáng sản và thực tập các kỹ năng cần thiết để phá hủy thiên thể này trong trường hợp nguy hiểm. Một mục tiêu như vậy có thể cách trái đất đến 4,8 triệu km, xa hơn sứ mệnh mà con người đã thực hiện hơn 40 năm trước là mặt trăng, vốn chỉ cách địa cầu khoảng 384.600 km.
Tiểu hành tinh không phải là một đích đến dễ chịu, do chúng di chuyển với tốc độ khoảng 80.500 km/giờ xung quanh mặt trời, lại hầu như không có trọng lực vì kích thước quá nhỏ. Tuy nhiên, một nhóm các phi hành gia đã bắt đầu chuẩn bị cho một sứ mệnh như vậy. Vào tháng sau, những người được chọn sẽ khởi động chương trình huấn luyện đặc biệt để học cách vận hành các thiết bị, thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian và thu thập mẫu vật trên bề mặt tiểu hành tinh. Tổng cộng 6 người tham gia sẽ được gửi đến căn cứ dưới nước ngoài khơi tiểu bang Florida, nơi họ sẽ trải qua 12 ngày sống dưới độ sâu 20 m ở Đại Tây Dương nhằm mô phỏng môi trường trọng lực thấp trên một tiểu hành tinh. Trong thời gian huấn luyện, các phi hành gia cũng sẽ thử nghiệm thiết bị chế tạo dành riêng cho sứ mệnh đặc biệt này. Đó là một con tàu ngầm dài 13 m, rộng 6 m, nơi họ sẽ ăn, ngủ theo một phần của NEEMO (viết tắt từ chương trình Sứ mệnh môi trường khắc nghiệt của NASA). Trước khi trồi lên mặt nước, các phi hành gia cần giảm áp ít nhất trong 12 giờ.
Giới chức NASA sẽ công bố chi tiết về sứ mệnh đưa người lên tiểu hành tinh trong một hội nghị được tổ chức vào cuối tháng 5 tại Nhật Bản. Trong báo cáo sẽ được trình bày tại Hội nghị liên minh địa khoa học Nhật Bản, các chuyên gia lên kế hoạch phóng phi thuyền không người lái được trang bị cánh tay robot thu thập mẫu vật vào năm 2016, trước khi gửi phi hành gia vào cuối những năm 2020. Để đến được mục tiêu như đã định, cách trái đất khoảng 4,8 triệu km, các phi hành gia phải mất 1 năm để đi về. Họ có thể trụ lại trên một tiểu hành tinh đến 30 ngày. Trong khi mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là nghiên cứu khoa học, những kỹ năng có được khi thao tác trên bề mặt tiểu hành tinh có thể sẽ cứu được nhân loại khỏi thảm họa diệt vong, một ngày nào đó trong tương lai. Chưa kể, đây là dịp thử nghiệm các công nghệ cho phép con người cuối cùng đến được sao Hỏa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.