Khám phá
Dùng đỉa hút để lưu thông mạch máu
(14:28:44 PM 27/08/2012)Khi một chú chó được đào tạo sẽ có khả năng phát hiện mùi vị lạ của chủ nhân khi người này có lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao, giúp cảnh báo bệnh tiểu đường hoặc lấy dụng cụ theo dõi đường huyết cho chủ nhân. Điều này rất hữu ích cho việc chăm sóc trẻ nhỏ khi trẻ thức dậy có dấu hiệu hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết vào ban đêm. Nhờ vậy, các bậc cha mẹ cũng sẽ không cần thiết lập đồng hồ báo thức thường xuyên.
Dùng chó cảnh báo đường huyết, rùa cắn để chữa thấp khớp, cá mang thuốc chữa hen suyễn, cho đỉa hút để đả thông mạch máu, kiến khâu vết thương…là những phương pháp trị bệnh kì dị được con người khai thác từ động vật.
Chó phát hiện bệnh tiểu đường
Đây là một cảnh dùng rùa chữa bệnh cho người dân ở tỉnh Kandal, Campuchia. Cách chữa bệnh thần bí này phổ biến ở Campuchia. Người ta thường dùng rùa để trị bệnh thấp khớp và các bệnh khác thông qua việc cho người bệnh và rùa tiếp xúc với nhau. Ước tính có hơn 1/3 loài rùa ở Campuchia được sử dụng để chữa bệnh. Nhưng rất nhiều loài trong số này đang bị đe dọa hoặc phải được bảo tồn. Vì rùa còn bị giết để làm thuốc y học cổ truyền, mặc dù nó không có tác dụng thực sự mà chỉ là một giả dược. Ngoài rùa, ở Campuchia người ta còn dùng cả bò để chữa bệnh.
Dùng rùa chữa bệnh
Hai anh em nhà Bathini Goud ở Ấn Độ sử dụng cá mang theo một loại thuốc gia truyền chữa hen suyễn dùng cho người bệnh nuốt. Theo lí giải, cá nhỏ mang theo thuốc khi chuyển động sẽ giúp giảm bớt đờm trong mũi và cổ họng, giảm tắc nghẽn. Mỗi năm anh em nhà Goud chữa cho hàng ngàn du khách bằng phương pháp này.
Cá mang thuốc chữa hen suyễn
Trong Y học thời cổ đại và trung cổ, đỉa đã được dùng phổ biến trong việc chống viêm cho vết thương, giảm sốt và nhiều bệnh khác. Đến nay, đỉa còn được sử dụng đặc biệt trong việc loại bỏ tắc nghẽn máu từ việc ghép ngón tay. Vì đỉa có thể tiết ra hóa chất chống đông máu sẽ giúp ngăn chặn việc các mạch máu bị đứt, làm thông máu.
Từ hàng trăm năm nay, y học cổ truyền đã sử dụng loài kiến ở Châu Phi để khâu các vết thương hở. Bằng cách đưa chỉ khâu vết thương, người ta sẽ giữ các mép vết thương gần nhau và đặt đầu con chiến dọc theo và đối diện với vết thương. Do bản năng tự nhiên, kiến sẽ cắn xuống, giúp luồn chỉ khâu vết thương. Đến nay, kiến vẫn được sử dụng khâu vết thương ở bụng tại một số vùng trên thế giới.
Cá heo chữa bệnh trầm cảm
Một nghiên cứu của Đại học Leicester vào năm 2005 cho thấy, chơi với cá heo trong nước khoảng 2 tuần có thể giúp trị bệnh trầm cảm. Việc điều trị này cũng có thể sử dụng cho trẻ tự kỷ, có vấn đề về giao tiếp. Điều đó chứng minh rằng, cá heo có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của con người.
Giòi chữa hoại tử
Nhiều bộ lạc cổ xưa của thổ dân, kể cả Napoleon và thời kỳ nội chiến ở Mỹ, nhiều người đã sử dụng dòi đặt vào vết thương để ăn các mô thịt đã phân hủy bảo vệ các mô khỏe mạnh. Một nghiên cứu thực hiện tại Caen, Pháp vào năm 2012 cho thấy, giòi quả thực só tác dụng làm sạch vết thương và giảm số mô chết ở các bệnh nhân so với phương pháp thông thường và không gây đau đớn.
Mát xa bằng rắn
Các loại rắn có thể là rắn ngô, rắn sữa, rắn vua, thậm chí cả các loại rắn lớn hơn đang được người dân ở Israel dùng để massage, chữa chứng chuột rút làm đau nhức cơ bắp.
Ong đốt chữa viêm khớp
Y học cổ truyền Trung Quốc thường cho ong đốt vào đốt sống để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh zona và eczema. Theo nghiên cứu của Đại học San Paulo năm 2010 đã phát hiện ra chứng cớ khoa học rằng, nọc độc của ong sản xuất một mức độ kích thích tố ngăn ngừa viêm nhiễm cao hơn. Ong đốt không chỉ giúp giảm viêm khớp mà còn ngăn không cho viêm khớp tái phát.
Dùng cá chữa vẩy nến
Phương pháp trị liệu này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các bệnh nhân sẽ ngâm vùng bị bệnh vào trong nước khoáng có chứa cá. Cá sẽ ăn các vùng da chết bong ra. Loài cá này thường được gọi là cá bác sĩ (cá Garra rufa obtusas). Tuy nhiên, nhiều nơi cách trị liệu này bị cấm như ở Mỹ và Anh vì người ta lo ngại chữa như vậy sẽ mất vệ sinh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.