Chủ nhật, 19/01/2025, 03:05:44 AM (GMT+7)

Chứng minh đặc sản 'hảo hạng' bằng công nghệ DNA

(22:32:44 PM 30/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Trước khi thưởng thức món hải sản hảo hạng, thực khách dùng thiết bị đọc mã vạch DNA để kiểm tra phẩm cấp của món ăn. Đó là cảnh tượng sẽ diễn ra tại các nhà hàng trong tương lai không xa.

 

Ảnh[-]minh[-]họa:[-]zimbio.com.
Ảnh minh họa: zimbio.com.

Hồi tháng 10, Cục Lương thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) chính thức phê chuẩn cái gọi là “mã vạch DNA” – một công nghệ có khả năng nhận dạng các loài động vật và thực vật. Nó giống như công nghệ đọc mã vạch để nhận dạng hàng hóa trong siêu thị.

FDA phê chuẩn công nghệ mã vạch DNA vì họ muốn người dân biết hải sản mà họ ăn trong nhà hàng có xuất tại Mỹ hay được nhập khẩu từ nước khác. Chính phủ của nhiều nước cũng đang xem xét khả năng ứng dụng công nghệ mã vạch DNA để nhận dạng nguồn gốc thực phẩm, AP đưa tin.

David Schindel, một nhà khoa học của Viện Smithsonian tại Mỹ, nói rằng các nhà hàng và các công ty cung cấp hải sản tỏ ra quan tâm tới công nghệ mã vạch DNA.

“Khi các bán những món ăn đắt tiền, các nhà hàng muốn người tiêu dùng tin rằng họ đang mua những thứ xứng đáng với món tiền mà họ bỏ ra. Sắp tới chúng ta sẽ thấy phong trào sử dụng mã vạch DNA để chứng minh chất lượng sản phẩm trong giới nhà hàng”, Schindel nói.

Hiện tượng những loại cá có phẩm cấp thấp được bán với giá tương đương những loại có phẩm cấp cao diễn ra khá phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến hải sản. Chẳng hạn, thực khách có thể gọi món trứng cá tầm – một loại đặc sản – khi vào nhà hàng, nhưng bồi bàn bưng ra trứng của cá tầm thìa (một loài cá sông có phẩm cấp thấp hơn nhiều so với cá tầm). Rất nhiều thực khách mất tiền oan mà không hề biết. Trong nhiều trường hợp chính chủ nhà hàng cũng không biết đặc sản mà họ phục vụ khách có phải là “hàng xịn” hay không, bởi hải sản đã bị phân loại nhầm ngay từ khâu đánh bắt.

Việc phân loại nhầm hay gọi sai tên xảy ra đối với khoảng một nửa số loài động vật có xương sống trên thế giới. Thực trạng đó có thể gây nên nhiều hiểm họa cho sức khỏe con người và môi trường.

Mới đây báo chí Mỹ đưa tin hai học sinh trung học Mỹ đã sử dụng DNA để phân biệt trứng cá tầm và trứng cá tầm thìa, nhờ đó mà những người mê món cá tầm sẽ không sợ bị "lừa" khi bước vào nhà hàng. Ngay sau đó FDA phê chuẩn công nghệ mã vạch DNA.

Schindel nói người ta không thể lấy DNA của từng con cá để làm mã vạch vì chi phí cho việc đó sẽ rất lớn, nhưng lấy DNA từ vài con cá trên một tàu là việc hoàn toàn khả thi.

Minh Long (Vnexpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chứng minh đặc sản 'hảo hạng' bằng công nghệ DNA

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI