Thứ ba, 26/11/2024, 08:25:41 AM (GMT+7)

Câu chyện hòn đảo đầy ngan, vịt bị cô lập giữa hồ Thác Bà

(07:28:48 AM 04/02/2013)
(Tin Môi Trường) - "Những bầy vịt hàng ngàn con của "đảo hủi" bơi trắng một vùng hồ Thác Bà. Nhưng rồi lúa gạo thừa vịt ăn cũng không xuể, tự tay tôi đem đổ xuống hồ Thác Bà cho cá ăn".

Ám ảnh mang tên hủi

Ký ức khủng khiếp về căn bệnh phong cùi (bệnh hủi) đã lùi vào quá khứ mấy chục năm nay, nhưng khi nghe chúng tôi khơi lại chuyện cũ, ánh mắt của ông Nguyễn Văn Vinh, cư dân ""đảo hủi"" năm xưa lại trào dâng tủi hờn, giận dữ xen lẫn sự tự hào...

Ông Vinh nghẹn ngào: "Năm 1972 chúng tôi bị đày ra một hòn đảo mà sau này người đời gọi với cái tên miệt thị - "đảo hủi". Thời đó, rất nhiều người bị bệnh hủiphải ra ngoài đảo này sinh sống và chống đỡ lại căn bệnh kỳ quái. Có người bị hủi ăn khuyết tay, chân... và đục khoét cơ thể cho đến khi con bệnh giãy đành đạch ra chết. Chúng tôi chỉ biết bậm môi nuốt nước mắt cùng sự tủi hờn vì số phận nghiệt ngã để tiễn đưa người chết về chốn vĩnh hằng".

Theo ông Vinh thì hồi đó dân "đảo hủi" bị miệt thị một cách triệt để đến mức những cư dân trên đảo "sống không được, chết không xong". Người dân "đảo hủi" làm ra hàng chục tấn ngô, lúa và nuôi được rất nhiều ngan, vịt, nhưng những thứ đó không thể bán ra ngoài vì đường vận chuyển xa xôi cách trở, người dân trong và ngoài huyện Yên Bình biết lúa gạo của "đảo hủi" thì tuyệt đối không mua. Sản phẩm làm ra không bán được, người dân trên đảo không có tiền mà mua muối ăn... Thấy dân "đảo hủi" khốn khổ, cùng cực, có người thương hại đem cho muối ăn mà không lấy tiền, cũng không lấy bất kỳ sản phẩm nào như lúa gạo, vịt, ngan từ tay người "đảo hủi" vì sợ ăn những thứ đó sẽ bị lây bệnh hủi.

Bàn tay của ông Vinh bị hủi ăn khiến các đốt tay quắp lại. 

Ông Vinh kể lại: "Ngày đó, mỗi vụ lúa nhà tôi thu hoạch được 4 - 5 tấn, khi nào bí tiền thì xay lúa thành gạo rồi phải đi thật xa, càng ít người biết đến gạo "đảo hủi" càng tốt, bán gạo được rồi thì mua muối về chia nhau ăn dần. Có những lần chúng tôi đem gạo ra chợ huyện bán, không biết ai mách rằng đó là gạo ở "đảo hủi", từ đó không ai còn mua gạo chúng tôi đem ra nữa. Cả chục tấn lúa, gạo ở ngoài đảo ăn không hết chúng tôi đem nuôi ngan, vịt. Thời điểm cao nhất riêng gia đình tôi đã nuôi tới 400 - 500 con vịt. Những bầy vịt hàng ngàn con của "đảo hủi" bơi trắng một vùng hồ Thác Bà. Nhưng rồi lúa gạo thừa vịt ăn cũng không xuể, tự tay tôi đem đổ xuống hồ Thác Bà cho cá ăn. Hàng ngàn con vịt ở "đảo hủi" đem bán ra chợ bán cũng chẳng ai mua, dân "đảo hủi" phải ngày hai bữa ăn thịt vịt đến chán chê".

Không những phải chống đỡ với sự miệt thị của người đời, cư dân "đảo hủi" còn phải chống đỡ với những cơn đau nhức đến tận xương, tủy.

Bà Lý Thị Chu, một cư dân trên "đảo hủi" bảo: "Có những người bị hủi ăn đến thối cả thịt, những miếng thịt cứ lở loét, đêm ngày rỉ máu, trong khi đó, người bị bệnh vẫn phải lặn lội lên nương xuống ruộng để cấy lúa, đánh cá, có người bị nhiễm trùng thối cả bàn chân. Hồi đó đến nhà nào trên "đảo hủi" cũng nồng nặc mùi thối, tanh của thịt người. Cái mùi ngai ngái đó mỗi khi nghĩ đến lại thấy rùng mình khiếp sợ".

Rồi những điều khủng khiếp và nỗi ám ảnh của bệnh tật cũng dần qua đi khi Nhà nước có chính sách đưa tất cả cư dân ở "đảo hủi" đi chữa bệnh.

"Đảo hủi" bây giờ, ngày nào cũng có thuyền bè của người dân xung quanh đến để đánh bắt cá. 

"Đảo hủi" lên bờ

Nhắc lại thời điểm cách đây gần 30 năm, ông Vinh bảo: "Lúc chúng tôi nghe tin được đưa đi chữa bệnh ở Thái Bình, Nghệ An ai nấy đều vui lắm. Chúng tôi chữa bệnh ở Nghệ An mất gần 10 năm ròng rã. Tại đây, tôi đã tìm được người vợ yêu quý của mình, đó là bà Lý Thị Chu. Hồi đó chúng tôi ở hai dãy nhà đối diện nhau, hễ chúng tôi ra cửa là đụng mặt nhau, lâu dần thành quen, tôi và bà ấy chăm sóc cho nhau những lúc tôi hoặc bà ấy lên cơn đau, ngứa. Rồi chúng tôi tổ chức một đám cưới nho nhỏ vào đúng hôm xuất trại phong và dìu dắt nhau về làng Ven sinh sống".

Khi về làng Ven sinh sống, ông rất bất ngờ vì được chính quyền quan tâm, giao đất, giao rừng cho quản lý, ông và gia đình không phải lênh đênh ngoài đảo giữa lòng hồ Thác Bà như trước kia nữa. Có đất, có ruộng, vợ chồng ông ra sức trồng ngô, sắn... Mỗi năm gia đình ông thu gần trăm triệu đồng từ việc bán cây lâm nghiệp, bán ngô, lúa...

Vợ chồng ông Vinh, bà Chu sống hạnh phúc bên ngôi làng vốn một thời bị miệt thi và cô lập. 

Ông Vinh bảo: "Giờ nhận thức của người dân được nâng cao hơn, bà con chòm xóm không còn miệt thị dân "đảo hủi" nữa, những sản phẩm mà gia đình tôi như keo, lát, lúa, gạo, gà, vịt... làm ra đến đâu bán hết đến đó. Trước đây, gia đình tôi được một người bán hàng trong chợ xã cho một gói muối lúc khó khăn, cùng kiệt đến giờ gia đình tôi vẫn nhớ. Năm ngoái, gia đình người bán hàng tốt bụng đó gặp khó khăn, tôi và vợ đã đem lúa, gạo đến tận nhà để giúp đỡ lại, ngoài ra, những cư dân trước đây của "đảo hủi" khi lên bờ gặp khó khăn gì gia đình tôi đều nhiệt tình giúp đỡ".

Giờ đây vợ chồng ông sinh được hai cháu, một trai, một gái đều không dính phải bệnh hủi như ông, bà. "Chúng tôi rất mừng, hai con tôi đều học hành chăm chỉ và cần mẫn làm ăn, với chúng tôi thì chỉ cần gia đình được quây quần bên nhau, sống chan hòa với hàng xóm láng giềng là vui mừng, hạnh phúc lắm rồi. Nếu như không có sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền thì chúng tôi không có cuộc sống tươm tất như ngày hôm nay", ông Vinh cho biết.

Theo Kiến Thức
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Câu chyện hòn đảo đầy ngan, vịt bị cô lập giữa hồ Thác Bà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI