Hỏi và đáp
Vì sao hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản?
(20:11:10 PM 25/10/2014)Hỏi: Xin TMTcho tôi biết, tại sao hoa anh đào lại được dùng là quốc hoa của đất nước Nhật Bản không? ( Vũ Thị Hoa, Từ Liêm- Hà Nội).
Ảnh minh hoa: IE
Đáp:
Chào bạn,
Người Nhật Bản quan niệm rằng các giá trị truyền thống của đất nước Nhật Bản về sự thuần khiết và tính giản dị được phản ánh ở hình thức và màu sắc của hoa anh đào.
Cây anh đào (Sakura) trưởng thành có thân cây cao lớn, nổi bật. Hoa đồng loạt nở rộ vào cùng một thời điểm nên rất ấn tượng, rực rỡ. Hoa nở rồi nhanh chóng tàn và rụng khiến cho thời kỳ Sakura nở rộ càng thêm có ý nghĩa, đặc tính chóng tàn dường như cũng hợp với cách nghĩ chỉ dùng đồ trong thời gian ngắn để thay cái mới của người Nhật.
Nhật Bản được gọi là “xứ sở hoa anh đào” một phần vì hoa anh đào là loại hoa gần gũi nhất với tâm linh người Nhật.
Hoa anh đào rụng một cách khoan dung, buồn bã và hùng hồn. Khoan dung vì chỉ sau vài ngày nở sẽ là hoa bắt đầu héo; buồn là vì nó nhắc nhở đến cuộc đời mong manh và ngắn ngủi. Hùng hồn vì bông hoa có cuộc đời ngắn ngủi này đã khẳng định tư tưởng thẩm mỹ đáng tự hào của người Nhật Bản.
Hoa anh đào có những đặc tính riêng biệt để xứng đáng trở thành quốc hoa của đất nước Nhật Bản:
Hoa không đẹp rực rỡ, ngạt ngào hương thơm, hoa dường như mang vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng và không chứa đựng những sự “hiểm ác”.
Hoa anh đào không thể đẹp nếu đứng độc lập một mình, mà chỉ đẹp khi nở rộ thành tảng mây hoa. Chính hình ảnh này đã gửi gắm thông điệp: con người không thể mạnh khi đứng một mình, mà cần phải biết biểu dương sức mạnh của cộng đồng. Thông điệp này đã làm nên khối sức mạnh hùng cường của võ sĩ đạo Nhật Bản, cũng như góp phần giúp Nhật Bản vực dậy sau một thời gian khủng hoảng kinh tế và thảm bại của chiến tranh, trở thành cường quốc như ngày nay.
Hoa anh đào khi héo không cố gắng bấu víu vào đài hoa, mà chỉ cần một cơn gió thoảng qua, những cánh hoa sẽ nhẹ nhàng lìa cành. Bên cạnh đó, loại hoa này nở rồi tàn trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng một tuần. Đối với người Nhật, hoa anh đào đồng nghĩa với bản chất ngắn ngủi của chính cuộc sống cũng như vẻ đẹp thanh xuân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.