Thứ bảy, 18/01/2025, 10:58:44 AM (GMT+7)

Vì sao có sa mạc ?

(10:24:40 AM 22/11/2011)
(Tin Môi Trường) - Xin chào BBT Tin môi trường, em tên Trần Thị Hải, 16 tuổi ở Quảng Nam. Trong một lần xem sách, em thấy những tấm hình chụp sa mạc rất đẹp. Cho em hỏi, vì sao có sa mạc và ở đâu thì có nhiều sa mạc nhất? Mong Tin môi trường trả lời thắc mắc của em sớm, trân trọng cảm ơn !
 
 
 
Sa mạc Shahara - Ảnh minh họa
 
 
Đáp:  Chào em Hải, tin môi trường cũng chúc em có thật nhiều sức khỏe và học thật giỏi nhé. Sa mạc được hình thành như sau:
 
Theo cách phân loại của nhà khoa học người Đức Koppen thì nơi mà lượng mưa hàng năm ít hơn 254mm sẽ được gọi là sa mạc.
 
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới với lượng mưa hàng năm không tới 25mm. Vào ban ngày nhiệt độ ở đó vào khoảng trên 30 độ C. Với điều kiện khắc nghiệt như thế không những không có lợi cho sự phát triển của thực vật mà còn làm cho những vùng đất khác biến thành cát.
 
Khí hậu khô nóng là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên sa mạc. Đó là lý do vì sao tình hình phân bố của sa mạc trên Trái đất luôn ở gần vĩ độ 30 độ C thuộc phía Nam và Bắc bán cầu. Ở Bắc bán cầu là hai dải sa mạc lớn gồm sa mạc Arab Saudi và sa mạc Thar. Một dải sa mạc Sahara khác ở Nam bán cầu là sa mạc lớn Kalahari và sa mạc Ôxtrâylia.
 
Sa mạc Kalahari là một khu vực lớn chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền Nam Châu Phi, diện tích khoảng 500.000 km². Sa mạc này chiếm tới 70% diện tích của Botswana (là một quốc gia nằm sâu trong lục địa  Nam Phi) , một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi. Một số tài liệu cho rằng khu vực này rộng tới 2,5 triệu km², bao gồm cả Gabon, Cộng hòa Dân chủ Côngô, Angôla và Zambia.
 
Sa mạc Thar nằm ở phía Tây Rajasthan, là sa mạc lớn nhất của Ấn Độ, chiếm gần 70% diện tích khu vực, còn có tên gọi khác là “Vùng sa mạc của Ấn Độ”. Sa mạc Thar bao phủ toàn bộ bởi các quận Jodhpur, Jaisalmer, Barmer và Bikaner,. Đây được coi là vùng khô cằn lớn ở phần Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, là một hoang mạc với hỗn hợp đá và cát. Với diện tích hơn 200.000km², đây là sa mạc lớn thứ 7 thế giới và thứ 3 châu Á. Nơi đây có những cồn cát dài và lớn và đặc biệt là hầu như quanh năm như không mưa.
 
Ngoài ra, không khí ẩm của biển không được gió đưa vào sâu trong miền lục địa có các dãy núi lớn cũng dễ hình thành nên sa mạc. Các miền ven biển có nhiệt độ cao làm các dòng khí lạnh không tác động được đến không khí ẩm để tạo ra mây cũng dễ biến thành sa mạc.
NHẬT Ý THƯ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Vì sao có sa mạc ?

  • Họ và tên (16:51:12 PM 22/11/2011)Tiêu đề

    Rất hay, cám ơn BBT đã cung cấp những kiến thức thú vị này.

  • Họ và tên (16:53:46 PM 22/11/2011)Tiêu đề

    Cám ơn tmt nhé, em sẽ bổ sung vào kiến thức của em, rất cám ơn ạ

  • Họ và tên (16:55:03 PM 22/11/2011)Tiêu đề

    rất cám ơn tmt về những kiến thức bổ ích này

  • Ngo Duy Ngoc (21:11:54 PM 04/05/2015)hoang mac

    hoang mạc hình thành ở đâu

  • Lưu Thu Huyền (20:08:43 PM 21/11/2017)Tiêu đề

    nguyên nhân hình thành hoang mạc thar ở ấn độ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao có sa mạc ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI