Hỏi và đáp
Quyền thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp và thực tiễn quốc tế?
(22:26:21 PM 03/01/2014)Câu hỏi 22: Nguyên tắc pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp và thực tiễn quốc tế?
Ảnh:TL
Đáp:Trong lịch sử phát triển lâu dài của luật pháp quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác định chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở của thực tiễn quốc tế, trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ mà các bên tranh chấp thường dựa vào để bảo vệ cho quan điểm pháp lý của mình, đó là:
- Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “quyền phát hiện”.
- Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”.
- Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “kế cận địa lý”.
1. Phương thức thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “quyền phát hiện” hay còn được gọi là “quyền ưu tiên chiếm hữu”; theo đó, dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho một quốc gia nào đã phát hiện ra nó đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc này không giúp xác định được chủ quyền cho một quốc gia đã tuyên bố phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Bởi vì, người ta không thể xác định được một cách cụ thể thế nào là phát hiện đầu tiên, ai là người đã phát hiện trước, lấy gì để ghi nhận hành vi phát hiện đó… Vì vậy, việc phát hiện này về sau được bổ sung thêm nội dung là phải để lại dấu tích cụ thể trên vùng lãnh thổ mới được phát hiện. Với sự bổ sung này, nguyên tắc “quyền ưu tiên chiếm hữu” được đổi thành nguyên tắc “chiếm hữu danh nghĩa”. Tuy vậy, nguyên tắc “chiếm hữu danh nghĩa” vẫn không giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc đối với các “vùng đất hứa”, đặc biệt là những vùng lãnh thổ ở châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng trăm, hàng ngàn hải lý… Bởi vì người ta không thể lý giải được “danh nghĩa” hay “danh nghĩa lịch sử” cụ thể là gì, được hình thành từ bao giờ và đã tồn tại như thế nào? Vì vậy, trong thực tế nguyên tắc này đã không còn được sử dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cho dù hiện tại vẫn còn một số quốc gia vẫn cố tình bám lấy nó để bảo vệ cho những yêu sách lãnh thổ vô lý của mình, nào là “chủ quyền lịch sử”, “danh nghĩa lịch sử”, nào là “đã phát hiện, khai thác, đặt tên, vẽ bản đồ” từ lâu đời…
2. Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”: Vì những lý do nói trên, năm 1885 Hội nghị về châu Phi giữa 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ và sau khóa họp của Viện pháp luật quốc tế Lausanne (Thụy Sỹ) năm 1888, nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” đã được thống nhất sử dụng rộng rãi để xem xét giải quyết các tranh chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ.
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là:
- Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do Nhà nước tiến hành.
- Việc chiếm hữu phải được tiến hành trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res-Nullius) hay trên một vùng lãnh thổ đã bị bỏ hoang (derelicto).
- Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình một cách hiệu quả, thích hợp với những điều kiện tự nhiên, dân cư ở trên vùng lãnh thổ đó. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền phải hòa bình, liên tục, rõ ràng; dùng vũ lực để xâm chiếm là phi pháp, không được thừa nhận.
Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này nên mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10 tháng 9 năm 1919 đã tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì thế giới không còn “đất vô chủ” nữa, các luật gia, các Cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền đối với các hải đảo: chẳng hạn Tòa án trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan; phán quyết của Tòa án quốc tế của Liên Hợp quốc tháng 11 năm 1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và Ecrehous; Tòa án thường trực quốc tế đã ra phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Mai-lai-xia và In-đô-nê-xia năm 2002…
3. Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “kế cận địa lý”: một số quốc gia đã dựa vào sự kế cận về vị trí địa lý để bảo vệ cho yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình, họ thường nói vùng lãnh thổ này ở gần lãnh thổ của họ hoặc nằm trong vùng biển, thềm lục địa của họ, nên “đương nhiên” thuộc chủ quyền của họ. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lập luận này không được thừa nhận như là một nguyên tắc pháp lý. Bởi vì, có rất nhiều vùng lãnh thổ nằm sát ngay bờ biên của nước này nhưng vẫn thuộc chủ quyền của nước khác và không hề có sự tranh chấp nào xảy ra…
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.
Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.