Thứ bảy, 18/01/2025, 10:51:42 AM (GMT+7)

Nguyên nhân hình thành nên nước khoáng?

(07:53:48 AM 21/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Nước khoáng được sinh ra từ lớp Manti (lớp cấu tạo lớn nhất trong các lớp cấu tạo ra trái đất, chiếm 84% thể tích và dày 2900 km). Nước khoáng loại này thông thường vừa lọc nước khoáng nhiệt vừa có nhiều khoáng chất và rất giàu khí carbonic

Hỏi: Xin TMT cho biết, nguyên nhân nào hình thành nên nước khoáng? (Vũ Hoàng Anh, Tuy Hòa, Phú Yên).

 

Suối nước khoáng Kim Bôi- Ảnh: TL


Đáp: Có 4 nguyên nhân cơ bản hình thành nên nước khoáng, bao gồm:


1. Từ nguồn gốc nguyên sinh:
Nước khoáng được sinh ra từ lớp Manti (lớp cấu tạo lớn nhất trong các lớp cấu tạo ra trái đất, chiếm 84% thể tích và dày 2900 km). Nước khoáng loại này thông thường vừa lọc nước khoáng nhiệt vừa có nhiều khoáng chất và rất giàu khí carbonic


2. Từ nguồn gốc bị phân hủy các hợp chất hữu cơ
:

 

Bao gồm các trường hợp sau: Các chất hữu cơ bị phân hủy như than bùn; Chất hữu cơ bị giam hãm trong các mỏ cô độc, biệt lập với môi trường xung quanh; Chất hữu cơ phân hủy tạo ra các chất khí, chúng hòa tan vào các nguồn nước ngầm đang vận động , tạo ra các dòng nước khoáng có chứa khí hòa tan khác nhau, thường là CH4, nitơ…


3. Do các thành phần hóa học được khuếch tán trong khí hậu:
Do các thành phần hóa học được khuếch tán trong khí quyển, thường là các hợp chất muối và các khoáng chất khác. Những mỏ khoáng loại này thường nông và nằm nông gần mặt đất.


4. Từ nguồn gốc biến chất (có thể từ động lực hoặc nhiệt động):
Động lực được phát sinh từ những pha chuyển động mãnh liệt của vỏ trái đất đến nỗi các lớp nham thạch bị uốn nếp, vò nhàu hoặc đứt gãy, vỡ vụn. Quá trình này xảy ra dưới một áp suất rất lớn và nhiệt độ có thể tăng lên hàng ngàn, hàng van độ, làm cho đá bị biến chất và xảy ra hàng loạt các phản ứng hóa học dẫn đến sản sinh ra nhiều loại khoáng chất mới. Mạch nước khoáng có nguyên nhân phát sinh từ quá trình biến chất động lực thường có mặt trong những vùng hoạt động của núi lửa hoặc những vùng núi lửa hoạt động đã bị dập tắt.


Những hố khoan sâu vào lòng đất ban đầu thường giảm nhiệt độ theo độ sâu nhưng đến một mức độ nào đó thì nhiệt độ lại tăng lên do ảnh hưởng của dung nham trong lòng đất.
Ở độ sâu 100 km, nhiệt độ tăng lên từ 1.100-1.300oC. Ở độ sâu 2.900 km, nhiệt độ tăng từ 2.200-4.700oC và ở 5.000 km, nhiệt độ có thể tăng lên trên 5.000oC.


Những mạch nước khoáng giàu khí carbonic thường có liên quan đến nguồn gốc biến chất vì nhiệt độ nung nóng lên đến 400oC thì sẽ có khí CO2 tách ra từ đá.

DƯƠNG THI OANH/ TMT (Thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguyên nhân hình thành nên nước khoáng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI