Thứ năm, 21/11/2024, 20:38:28 PM (GMT+7)

Hiểu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính

(23:55:54 PM 10/05/2012)
(Tin Môi Trường) - Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và con người? Bạn Hồng Nguyên – TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định gửi câu hỏi về Tin Môi Trường.

Hiệu ứng nhà kính

 

Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình 16 độ C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC, v.v..

 

"Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".

 

Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính kháctrong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3 độ C.

 

Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5 độ C trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5 độ C vào năm 2050.

 

Khí nhà kính được hình thành từ các nguyên tử cacbon (C), Hydro (H) và Oxy (O). Các khí thực sự có mặt trong bầu khí quyển và gây ảnh hưởng đến nhiệt độ qua hiệu ứng nhà kính là: hơi nước, cacbon dioxit, metan, Oxit nitơ. Các hạt có trong nhà kính là sương, muội than và bụi.

 

Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.

 

Kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp, lượng khi cacbon dioxit đã tăng lên 30% trong bầu khí quyển của chúng ta. Sự tăng vọt cacbon dioxit xảy ra nó cho phép trái đất có thể giữ  được các tia phóng xạ và các bước sóng dài và nếu lượng cacbon dioxit càng tăng thì khả năng bắt giữ của trái đất càng tăng điều đó lý giải tại sao trái đất lại âm dần lên.

 

Hiệu ứng nhà kính sẽ làm tăng nhiệt độ toàn cầu, đại dương và tăng lượng mây bao phủ xung quanh trái đất. Nhiệt độ tăng sẽ xảy ra hiện tượng băng tan và nước biển dâng cao. Như vậy, nhiều vùng sản lương thực trù phù, các khu dân cư, các đồng bằng lớn sẽ bị chìm trong nước biển. Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của cá loài sinh vật. Một số loài thích nghi với điều kiện sống mới sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại một số loài không thích nghi được thì sẽ bị thu hẹp diện tích sinh sống hoặc bị tiêu diệt.

 

Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo trộn. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loài dịch bệnh lan tràn, sức khỏe con người bị suy giảm.

Trung Phong (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiểu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI