Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Hiểu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính

(23:55:54 PM 10/05/2012)
(Tin Môi Trường) - Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và con người? Bạn Hồng Nguyên – TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định gửi câu hỏi về Tin Môi Trường.

Hiệu ứng nhà kính

 

Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16 độ C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC, v.v..

 

"Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".

 

Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính kháctrong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3 độ C.

 

Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5 độ C trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5 độ C vào năm 2050.

 

Khí nhà kính được hình thành từ các nguyên tử cacbon (C), Hydro (H) và Oxy (O). Các khí thực sự có mặt trong bầu khí quyển và gây ảnh hưởng đến nhiệt độ qua hiệu ứng nhà kính là: hơi nước, cacbon dioxit, metan, Oxit nitơ. Các hạt có trong nhà kính là sương, muội than và bụi.

 

Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.

 

Kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp, lượng khi cacbon dioxit đã tăng lên 30% trong bầu khí quyển của chúng ta. Sự tăng vọt cacbon dioxit xảy ra nó cho phép trái đất có thể giữ  được các tia phóng xạ và các bước sóng dài và nếu lượng cacbon dioxit càng tăng thì khả năng bắt giữ của trái đất càng tăng điều đó lý giải tại sao trái đất lại âm dần lên.

 

Hiệu ứng nhà kính sẽ làm tăng nhiệt độ toàn cầu, đại dương và tăng lượng mây bao phủ xung quanh trái đất. Nhiệt độ tăng sẽ xảy ra hiện tượng băng tan và nước biển dâng cao. Như vậy, nhiều vùng sản lương thực trù phù, các khu dân cư, các đồng bằng lớn sẽ bị chìm trong nước biển. Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của cá loài sinh vật. Một số loài thích nghi với điều kiện sống mới sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại một số loài không thích nghi được thì sẽ bị thu hẹp diện tích sinh sống hoặc bị tiêu diệt.

 

Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo trộn. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loài dịch bệnh lan tràn, sức khỏe con người bị suy giảm.

Trung Phong (tổng hợp)