Thứ năm, 21/11/2024, 17:03:36 PM (GMT+7)

Hiện tượng băng trôi do đâu?

(09:37:51 AM 21/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng trôi".

Hỏi: Xin TMT cho biết thông tin về hiện tượng băng trôi do đâu mà ra? (Nguyễn Quang Bằng, P.2, Q. 6, TP.HCM)

 

Ảnh minh hoạ: IE


Đáp:

 

Chào bạn.


Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và Greenland.


7 triệu km2 bề mặt đại dương được bao bọc bởi băng,75% lượng nước ngọt trên thế giới được "lưu giữ" trong băng. Trong thời kỳ băng hà, băng bao phủ tới 38% mặt đất.


Lượng băng ở Nam cực bao phủ một bề mặt rộng lớn hơn cả Châu Âu, độ dày trung bình của lượng băng này là 2.200 m, trong khi đó, ở một số nơi độ dày lên tới 5.000 m.


Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi mà thôi.


Những tảng băng trôi xuất phát từ Bắc Cực thường không đều, trong khi đó, băng trôi ở Nam Cực lại khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, mặt cắt dựng đứng. Có núi băng rộng hàng chục km, dài khoảng 600 km, nhưng phần nhô lên khỏi mặt nước chỉ cao khoảng 60 đến 90 m.


Đây cũng là mối hiểm họa lớn của bà mẹ biển cả, điển hình như sự kiện con tàu Titanic nổi tiếng chìm vào ngày 14/4/1912 vì va phải tảng băng lớn hơn nó tới hàng ngàn lần.


Nhiệt độ bên trong tảng băng trôi dao động từ -10 đến -5 độ C, tuy nhiên, nó cũng chịu tác động từ môi trường.


Một tảng băng trôi nhỏ với chiều dài khoảng 30 m, rộng 20 m và cao 200 m có thể cung cấp tới 180 triệu lít nước - đủ để cung cấp nước cho một thành phố công nghiệp trong 1 ngày. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện điều này cũng tương đương với chi phí khử muối từ nước biển, do đó, những dự án này vẫn chưa được áp dụng.

HÂN NGUYỄN (Thực hiện)
Từ khóa liên quan: Hiện tượng, băng trôi, do đâu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiện tượng băng trôi do đâu?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI