Hỏi và đáp
Có nên dùng ốc sên làm đẹp?
(20:16:31 PM 02/10/2015)Hỏi: Theo sách “Nam dược thần hiệu” thì ốc sên có thể để chữa mụn lở ở da mặt, hoặc dùng dịch nhầy của ốc sên để làm lành những vết thương do mụn để lại. Bởi vậy, một số chị em đã dùng những con ốc sên đang sống cho chúng bò lên da như một kiểu massage. Như vậy có tác hại gì không? (Đinh Bích Vân, Quảng Xương, Thanh Hóa)
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Ốc sên có tên khoa học là Achatian fulice, loài động vật thân mềm lớp Chân bụng (Gastropoda). họ Achatinae. Sống ở cạn, trong các vườn cây. Sinh sản từ tháng 3. Hoạt động về đêm, ăn lá cây. Là động vật nhập nội vào Việt Nam và phát tán rất rộng rãi khắp miền núi, trung du, đồng bằng. Trên thế giới có 25.000 loài ốc sên, trong đó có giá trị kinh tế chỉ có 4 loài. Ốc sên thường gặp ở ta là ốc sên hoa, còn gọi là ốc sên lớn châu Phi, có tên khoa học Achatina fulica, do người Pháp du nhập từ rất lâu rồi bị sổng chuồng, trở thành loài sống hoang dã.
Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, thịt ốc sên (oa ngưu) tính vị mặn, hàn, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng và chống co thắt. Theo Trung dược đại từ điển, ốc sên có công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, chữa các chứng bệnh như phong nhiệt kinh giản (co giật do sốt cao), tiêu khát (tiểu đường), hầu tý (viêm amiđan, viêm họng), quai bị, loa lịch (lao hạch), ung thũng (nhọt độc), trĩ, thoát giang (sa trực tràng), vết thương do côn trùng cắn đốt. Người Chile khi nuôi ốc sên đã phát hiện chất nhờn mà chúng tiết ra có tác dụng mạnh mẽ phục hồi và tu bổ da.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã khai thác phát minh này chế tạo thành công một loại kem ốc sên dưỡng da mà nguyên liệu chính lấy từ chất thiên nhiên: Chất nhờn ốc sên. Các loài động vật có vú gần như không có hàng rào miễn dịch đối với tế bào ốc sên. Lợi dụng đặc tính này, các nhà khoa học Nga đã thành công trong việc cấy tế bào thần kinh ốc sên vào óc chuột để chữa bệnh Parkinson, hiện nay đang thí nghiệm trên người tình nguyện. Trong một tương lai không xa, các loại thuốc chữa viêm khí quản, phì đại tuyến tiền liệt chiết xuất từ ốc sên sẽ góp mặt trên thị trường. Ốc sên tuy không độc, nhưng có thể chứa giun sán, nên khi ăn phải nấu chín. Khác với ốc nhồi, ốc sên tha hồ xào nấu cũng không bị dai. Theo kinh nghiệm dân gian, bộ phận dùng làm thuốc là thịt và nhớt của ốc sên hoa.
Thuốc từ ốc sên có tên oa ngưu, được sách dược ghi là có tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt. Trong Nam dược thần hiệu có bài thuốc từ việc giã nát 1-2 con ốc sên hoa, thêm ít nước, phết lên giấy (chừa một lỗ nhỏ) đắp chữa mụn lở ở da mặt. Một bài thuốc nữa để chữa hen suyễn, thấp khớp là dùng thịt của 2 con ốc sên hoa, nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc, trộn với 50 g măng tre giã nát, ép lấy nước cốt uống 1-2 lần/ngày. Trung dược đại từ điển và các y thư cổ cũng ghi nhận tác dụng của ốc sên trong điều trị chứng co giật do sốt cao, tiểu đường, viêm amiđan, viêm họng, nhọt độc, trĩ viêm loét, thấp khớp do phong nhiệt và thấp nhiệt...
Tuy nhiên, với y học hiện đại, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của ốc sên chữa bệnh xương khớp cũng như làm tăng chất nhờn ở khớp. Đặc biệt, việc sử dụng nhớt ốc sên để đắp mặt trị mụn, ăn sống thịt ốc sên hoặc nướng, xào sơ sài... thì chắc chắn là phản khoa học và rất nguy hiểm. Có bệnh nhân đã bị bệnh viêm màng não do ký sinh trùng trong ốc sên. Ốc sên hay bò ngoài sân, vườn là trung gian của những loại ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm cho con người...
Bởi ốc sên là loại động vật thân mềm có rất nhiều ấu trùng sống kí sinh. Vì thế, việc sử dụng dịch nhầy ốc sên trực tiếp bôi lên da có thể trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại ấu trùng. Và khi bị ấu trùng tấn công, nếu không thăm khám kịp thời sẽ để lại di chứng nghiêm trọng cho não bộ......
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.