Thứ năm, 21/11/2024, 14:04:49 PM (GMT+7)

Cần làm gì khi ăn phải nấm độc?

(22:47:49 PM 22/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Nấm độc thường gồm hai nhóm khác nhau, khi ăn phải cần kịp thời gây nôn nếu bệnh nhân mới ăn nấm trong vòng 1 giờ.

Hỏi: Xin cho biết: Nấm độ là gì và Cần làm gì khi ăn phải nấm độc?  (Trần Xuân Hà ở Đà Lạt, Lâm Đồng)

 

Cần[-]làm[-]gì[-]khi[-]ăn[-]phải[-]nấm[-]độc?

Ảnh minh họa: TL

 

GS Nguyễn Lân Dũng... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/nam-nao-la-doc-va-can-lam-gi-khi-an-phai-nam-doc-post141462.html | NongNghiep.vn
GS Nguyễn Lân Dũng... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/nam-nao-la-doc-va-can-lam-gi-khi-an-phai-nam-doc-post141462.html | NongNghiep.vn

GS Nguyễn Lân Dũng trả lời:

 

Nấm độc thường gồm hai nhóm khác nhau: Nhóm 1 -nấm độc có triệu chứng sớm trong 3 giờ sau khi ăn. Có thể có triệu chứng muscarin: Tăng tiết nước bọt, phế quản, tiêu chảy, co đồng tử. Chất độc nấm là coprin thì triệu chứng ngộ độc xuất hiện sớm trong vòng 30 phút: Nôn, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim. Chất độc nấm là psilocybin gây ra ảo giác hay kích thích dạ dày ruột, yếu mệt, đau bụng, sốt, giãn đồng tử, co giật.

 

Nhóm 2- là nhóm nấm độc có triệu chứng xuất hiện sau ăn từ 6 giờ - 40 giờ, trung bình là 12 giờ (nhóm này nguy hiểm và tỉ lệ tử vong cao). Nấm có độc tố amatoxin, monomethylhydrazin thì xuất hiện triệu chứng từ 6 – 12 giờ sau ăn: Nôn, tiêu chảy có thể giống tả kéo dài 2 - 3 ngày gây mất nước điện giải, trụy mạch, đau thắt bụng, co giật, tan máu, suy gan do viêm gan nhiễm độc có thể dẫn đến hôn mê gan, methemoglobin…

 

Nấm có độc tố allenic nocleucin, orellanin: Xuất hiện triệu chứng từ 1 - 12 ngày sau ăn, gây ra suy thận cấp do viêm kẽ ống thận cấp. Loại nấm rất độc thuộc loài Amanita phalloid có 6 độc tố: Phallin, phalloidin, phalloin, amanitin anpha, bêta, gamma. Phallin là một độc tố gây tan máu. Các độc tố khác được tập trung ở gan và gây viêm gan nhiễm độc.

 

Một loài nấm rất độc khác có thể sinh ra độc tố Aflatoxxin gây ung thư là loài Aspegillus flavus. Loài này rất giống với mốc tương cho nên không nên để mốc mọc tự nhiên trên xôi khi làm tương mà phải dùng giống mốc tương thuần chủng thuộc loài Aspergillus oryzae. Các loại thức ăn cho người và cho gia súc khi đã bị nhiễm mốc phải đổ đi và không thể sử dụng được, trừ các chủng dùng để lên men thực phẩm đã được kiểm tra về hoạt tính và khả năng sinh độc tố nấm- Mycotoxxin...

 

Cần kịp thời gây nôn nếu bệnh nhân mới ăn nấm trong vòng 1 giờ. Các bác sĩ có thể rửa dạ dày khi bệnh nhân mới ăn trong vòng 1 - 2giờ. Lọc máu ngoài thận khi có suy thận cấp hay hôn mê gan, không có tác dụng loại trừ độc tố đã gắn vào gan... Đã có nhiều trường hợp ngộ độc nấm rất nguy hiểm và vì đã có nấm ăn được nuôi trồng rộng rãi cho nên tốt nhất là không hái nấm rừng và không ăn nấm rừng, nấm dại. Ngay các chuyên gia về nấm còn nhầm lẫn, chuyện này đã từng xảy ra ở Lâm Đồng, cho nên chớ có dại mà ăn các loại nấm không phải nấm trồng.

GS. NGUYỄN LÂN DŨNG
Từ khóa liên quan: làm gì, khi, ăn phải, nấm độc
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần làm gì khi ăn phải nấm độc?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI