Thứ sáu, 22/11/2024, 14:07:18 PM (GMT+7)

Cách phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải?

(15:51:30 PM 17/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và sản xuất ra loại chất dẻo từ tinh bột và nước. Tinh bột được lấy từ lúa mì, khoai tây, gạo,.. và đạt được yêu cầu trong nguyên liệu không có bất kỳ chất độc hại nào.

Hỏi: Xin TMT cho biết, phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào? (Xuân Tuấn- Q, Hoàng Mai, Hà Nội)

 

Ảnh minh họa IE

 

Đáp: Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chất dẻo tổng hợp có mặt ở khắp mọi nơi như túi xách tay, dép nhựa, thảm trải sàn, băng dính, bao túi gói hàng, dụng cụ văn phòng, v.v... Nói cách khác, trong cuộc sống của chúng ta, từ việc ăn, ở, đi lại đều gắn liền với các dụng cụ, phương tiện từ chất dẻo tổng hợp. Trong sản xuất công, nông nghiệp cũng không tách rời chất dẻo tổng hợp như bao bì trong sản xuất công nghiệp, màng mỏng trong suốt bảo vệ cây trồng,...

 

Sau khi sử dụng, chất dẻo trở thành phế liệu. Trong các đống rác ở thành phố có đủ các loại túi gói lớn, nhỏ, trên các cánh đồng có nhiều mảnh vụn túi nhựa, nilon nhựa dùng để lợp vườn giữ nhiệt. Các sản phẩm chất dẻo tổng hợp kể trên phần lớn được sản xuất từ polyetylen hoặc polyvinyl. Bản thân hai chất này không độc hại nhưng các chất phụ gia pha trộn trong quá trình sản xuất thì rất độc hại. Ðồ nhựa, túi gói hàng ngày bằng chất dẻo tổng hợp sau khi thâm nhập vào môi trường rất khó phân hủy, phải sau rất nhiều năm mới có thể bị phân hủy, một số loại nếu có phân hủy lại tan ra nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai. Có nơi đã xảy ra hiện tượng trâu bò ăn phải các mảnh túi chất dẻo và bị ngộ độc.

 

Làm thế nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất dẻo phế thải? Biện pháp được áp dụng đầu tiên là đốt cháy. Nhưng khi cháy, các khí độc hại sản sinh ra như clo, hydroclorit,... bay vào không khí làm ô nhiễm môi trường khí quyển.

 

Do đốt cháy phế liệu chất dẻo không phải là phương pháp tối ưu, người ra đã chuyển sang biện pháp chôn sâu chúng trong lòng đất. Nhưng các phế liệu đó dù bị chôn sâu nhưng nếu có những trận mưa lớn, động đất thì nó lại bị đưa lên mặt đất gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc chôn sâu các phế liệu từ chất dẻo tổng hợp vẫn chưa phải là biện pháp thoả đáng. Một số nước trên thế giới đã xử lý nguồn chất dẻo phế thải bằng cách thu gom và tái sinh. Họ cho thu nhặt phế thải chất dẻo rồi tái sinh thành sản phẩm mới. Biện pháp này tận dụng được nguyên liệu, nhưng vẫn không thể khắc phục được ô nhiễm trong quá trình tái sinh phế thải chất dẻo, đồng thời chất lượng của sản phẩm tái sinh không tốt, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.

 

Biện pháp tốt nhất là nghiên cứu sản xuất loại chất dẻo dễ phân hủy trong quá trình phân hủy không làm ô nhiễm môi trường. Nhưng biện pháp này rất khó thực hiện. Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và sản xuất ra loại chất dẻo từ tinh bột và nước. Tinh bột được lấy từ lúa mì, khoai tây, gạo,.. và đạt được yêu cầu trong nguyên liệu không có bất kỳ chất độc hại nào. Khi loại chất dẻo này chôn xuống đất, các loại vi sinh vật rất thích ăn và phân giải nhanh thành khí cacbonic và nước không gây ô nhiễm môi trường, và dù gia súc có ăn phải các mảnh vụn chất dẻo cũng vô hại. Thành quả này đang cổ vũ các nhà sản xuất tạo ra các loại chất dẻo dễ phân giải nhằm đạt yêu cầu căn bản là không gây ô nhiễm môi trường.

ĐẶNG XUÂN (thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cách phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI