Hỏi và đáp
Giải mã ánh sáng trên lưng cá mập
(20:20:37 PM 24/02/2013)
Ánh sáng phát ra từ bụng và sống lưng của cá mập đèn lồng. Ảnh: interestingfoto.com. |
Sống ở độ sâu từ 200 tới 1.000 m dưới đại dương, cá mập đèn lồng (Etmopterus spinax) là loài động vật biển cỡ nhỏ với thân giống hình trụ. Chiều dài thân của phần lớn cá mập đèn lồng trưởng thành vào khoảng 45 cm, song chiều dài của một số con có thể đạt tới 60 cm.
Giới khoa học biết rất ít về cá mập đèn lồng. Họ chỉ biết rằng chúng có khả năng phát sáng giống như nhiều loài sống trong tầng nước sâu. Một nghiên cứu trước đây cho thấy cá mập đèn lồng sở hữu những tế bào phát sáng (photophore) ở vùng bụng. Chúng sử dụng ánh sáng từ vùng bụng để ngụy trang.
"Hãy tưởng tượng bạn bơi ở phía dưới cá mập đèn lồng. Do ánh sáng từ mặt trời, bạn sẽ thấy một khoảng tối phía dưới bụng của cá mập. Nếu bụng của cá mập cũng phát sáng, khoảng tối bên dưới chúng sẽ biến mất. Những con cá nhỏ thường lẩn trốn nếu chúng thấy bóng của cá mập đèn lồng, song nếu bóng đen biến mất, chúng sẽ không biết cá mập đang ở ngay phía trên. Nhờ vậy cá mập sẽ có cơ hội bắt mồi", tiến sĩ Julien Claes, một nhà sinh học của Đại học Công giáo Louvain tại Bỉ, phát biểu.
Song một nghiên cứu mới của Claes và các cộng sự chứng minh rằng phần sống lưng của của cá mập đèn lồng cũng phát quang nhờ những tế bào có khả năng tạo ánh sáng, BBC đưa tin.
"Cá mập đèn lồng có hai gai xương nhọn và mỗi gai nằm ở phía trước một vây lưng. Các tế bào phát quang nằm ở ngay phía sau các gai xương đó", Claes nói.
Các thử nghiệm cho thấy những động vật săn mồi có thể thấy ánh sáng trên sống lưng cá mập từ khoảng cách vài mét. Ngược lại, những con mồi của cá mập chỉ nhìn thấy ánh sáng ở khoảng cách 1,5 m - cự li quá gần nên khả năng lẩn trốn rất thấp.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng ánh sáng trên sống lưng cá mập đèn lồng thực hiện chức năng đe dọa những động vật săn mồi.
"Đó là cách cá mập đèn lồng cảnh báo động vật săn mồi rằng chúng là những có gai xương và tấn công chúng là hành động dại dột", Claes bình luận.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.