Tin tức » Hoạt động VACNE
Thứ sáu, 22/11/2024, 04:17:24 AM (GMT+7)
Nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho Đánh giá tác động Môi trường (ĐTM)
(10:46:55 AM 30/09/2020)(Tin Môi Trường) - Ngày 25/9/2020, tại Hà Nội, gần 100 nhà khoa học, cán bộ quản lý tham gia Hội thảo khoa học về chủ đề “Tổng quan kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định liên quan theo Luật Bảo vệ Môi trường” do Hội BVTN&MT Việt Nam tổ chức.
>> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” >> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Hội thảo khoa học về chủ đề “Tổng quan kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định liên quan theo Luật Bảo vệ Môi trường” do Hội BVTN&MT Việt Nam tổ chức.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ nhiệm vụ Tư vấn phản biện của VUSTA giao cho Hội BVTN&MT Việt Nam thực hiện, nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường.
Tới dự, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi trực tiếp với các đại biểu tại Hội thảo, còn có đông đảo các vị lãnh đạo, đại diện Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Vụ Thẩm định đánh giá tác động Môi trường, Tổng cục Môi trưởng (Bộ TN&MT), một số trường Đại học, viện nghiên cứu, Chi cục BVMT một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Cùng với báo cáo tổng quan” Về kết quả thực hiện ĐTM ở Việt Nam thời gian qua và những kiến nghị giải pháp hoàn thiện” do TS. Nguyễn Ngọc Sinh trình bày, còn có gần 10 tham luận chuyên sâu của các Cộng sự, xung quanh vấn đề này. Trong đó, đều khẳng định: Quy định pháp luật về ĐTM là cần thiết và đã thực sự đi vào cuộc sống. Nhưng trong quá trình triển khai vào đời sống xã hội, các quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập và cần phải hoàn thiện. Toàn xã hội phải nhìn nhận ĐTM theo một góc độ thay đổi: từ nhận thức đến cách tiếp cận và cả trong quá trình tổ chức thực hiện.
Cụ thể, công tác ĐTM đã có những tác dụng thực tế trong phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường, góp phần giải quyết những “điểm đen” về ô nhiễm, phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ cảnh quan môi trường; đồng thời có tác động tích cực đối với việc nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng về môi trường. Nhờ đó, đã có hàng vạn các chủ dự án, các doanh nghiệp phải thực hiên ĐTM và tới nay hầu hết người dân đã quan tâm và biết cách ứng xử với ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, có không ít những quy định pháp luật về ĐTM chưa phù hợp thực tiễn; nhiều cán bộ ngành, địa phương còn xem nhẹ vai trò ĐTM. Sự bất cập này cũng một phần do những quy định về ĐTM chưa sát thực, chưa lường trước các vấn đề nhậy cảm, phức tạp sẽ nảy sinh, đôi chỗ còn còn tản mạn, không đầy đủ và thiếu hệ thống. Vì thế, các quy định pháp luật về ĐTM cần tiếp tục được hoàn thiện.
Qua kết quả khảo sát, phân tích các tác giả đã đưa ra kiến nghị: cần quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến “Những nội dung chính của Báo cáo ĐTM”, Trong đó, tập trung vào ý kiến: lồng ghép đánh giá tác động môi trường với bảo tồn đa dạng sinh học, với đánh giá tác động biến đổi khí hậu, với tác động đến sức khỏe của cộng đồng.
Bởi bảo tồn ĐDSH là mục tiêu cốt lõi liên hệ mật thiết với tất cả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Các rủi ro do tác động của BĐKH toàn cầu, của sự cố môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, sự phát triển KT-XH cả nước nói chung và các dự án nói riêng. Ngược lại việc triển khai các dự án cũng góp phần tác động đến khí hậu toàn cầu qua phát thải khí nhà kính (KNK) và các hoạt động khác, trong đó có sức khỏe con người. Việc lồng ghép không những không vi phạm các quy định pháp lý về ĐTM hiện hành, mà còn tăng hiệu quả của ĐTM đối với các dự án và thực tế cũng đang được thực hiện dưới các hình thức khác nhau
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp, những báo cáo tham luận và nhiều ý kiến đống góp tại Hội thảo, PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải, vụ trưởng Vụ Thẩm định đánh giá tác động Môi trường (Tổng cục Môi trưởng - Bộ TN&MT) cho rằng: đây là những đóng góp rất thiết thực của các nhà khoa học, của Hội BVTN&MT Việt Nam. Bởi ĐTM là 1 trong 9 nội dung cốt lõi của Luật Bảo vệ Môi trường và bày tỏ hy vọng: những ý kiến sâu sắc tại Hội thảo này sẽ được đưa vào cuộc sống, thông qua các văn bản pháo luật của Nhà nước trong thời gian tới.
Hội BVTN&MT Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.