»

Thứ năm, 21/11/2024, 11:35:32 AM (GMT+7)

Hội thảo “Một số giải pháp phòng ngừa và khắc phục úng ngập, nhìn từ góc độ cộng đồng”

(01:33:51 AM 28/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Đúng dịp cơn bão Usagi (bão số 9) vừa quét qua, gây ngập lụt ở nhiều nơi, Hội BVNT&MT Việt Nam đã phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo với chủ đề “Một số giải pháp phòng ngừa và khắc phục úng ngập, nhìn từ góc độ cộng đồng”.

Đây là hoạt động do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tài trợ, nhằm tìm ra giải pháp căn cơ cho những vùng trũng thấp trong thành phố, cũng như khu vực ven đô trong mùa mưa lũ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang hiện hữu.

 


Quang cảnh hội thào chiều ngày 26/11/2018 -Ảnh: Tinmoitruong.vn 

 

Theo PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe, Hội BVTN&MT Việt Nam  cho rằng: Cần tiếp cận việc ứng phó với thiên tai lũ lụt dưới góc độ cộng đồng. Đầu tư cho phát triển cộng đồng để chung sống với thiên tai, tăng khả năng tự cứu trợ và gắn kết với cứu trợ của Nhà nước, cũng như từ bên ngoài. Quan trọng hơn, cần tăng cường nhận thức cộng đồng về thiên tai và ứng phó thiên tai; đồng thời phát huy tri thức bản địa trong ứng phó và nâng cao khả năng tự vệ của cộng đồng. Sự trợ giúp là cần thiết, nhưng phải xuất phát từ nhu cầu thật sự của địa phương và không nên áp đặt, vì có nơi rất cần nước sạch, lại phải nhận mỳ tôm.
 
Tại Hội thảo, PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, cùng nhiều chuyên gia Viện khoa học Môi trường, Đại học Nguyến Tất Thành và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, như: Phạm Mai Duy Thông, Phạm Thế Vinh, Nguyến Đăng Luân cũng chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm, cũng như những hoạt động nhằm nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó với ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có việc nghiên cứu tập hợp số liệu, xây dựng các mô hình và kịch bản (sẽ xảy ra) dưới tác động của biến đổi khí hậu và đô thị hóa. Xây dựng chiến lược tích hợp để nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó với ngập lụt.
 
Dưới góc độ của một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Thủy lợi GS. NGND Ngô Đình Tuấn, đã chỉ ra nguyên nhân và giải pháp chống úng ngập ở Hà Nội, cũng như  nguyên nhân và giải pháp bền vững phòng, chống ngập úng kéo dài ven đô; điển hình là lưu vực sông Bùi – khu trũng Chương Mỹ. Cũng trên “quan điểm thủy lợi” PGS. TS. Lê Đức Năm, Hội Tưới tiêu Việt Nam  cũng bàn về khả năng tiêu thoát nước Hà Nội và chỉ ra một số vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới.
 
GS. NGND Trần Hiếu Nhuệ, Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường và PGS. TS. Trần Đức Hạ, Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, cũng dựa trên kết quả nghiên cứu nhiều năm trên địa bàn Hà Nội, đánh giá hiện trạng thoát nước mưa và đề xuất những giải pháp kỹ thuật tổng hợp, nhằm giảm ngập lụt cho thành phố.
 
Là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiến trúc, TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm, đã chỉ ra nhiều bất cập, xáo trộn trong phân bố dân cư, trong Quy hoạch (kể cả quy hoạch chung, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch xây dựng…) ở các cấp độ; đồng thời kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch phòng chống úng ngập tại Hà Nội. Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y tế dự phòng, PGS. TS. Đỗ Sỹ Hiển, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Sức khỏe cộng đồng lại nhìn nhận và chỉ ra những tác động thiên tai đến môi trường và sức khỏe nhân dân tại những vùng ngập lụt dài ngày.
 
Có thể khẳng định: đây là Hội thảo đầu tiên, rất thiết thực của giới khoa học và cũng là hoạt động mang ý nghĩa Chào mừng thành công Đại hội lần thứ 7 Hội BVTN&MT Việt Nam.
BTV - Hội BVTN&MTVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo “Một số giải pháp phòng ngừa và khắc phục úng ngập, nhìn từ góc độ cộng đồng”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI