»

Thứ sáu, 22/11/2024, 17:17:45 PM (GMT+7)

Hoạt động khoa học công nghệ, tư vấn 6 tháng đầu năm 2018 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)

(17:08:02 PM 18/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Trong 6 tháng đầu năm 2018 Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) tiếp tục và triển khai mới các dự án, đề tài về nghiên cứu, giám sát môi trường, ĐTM, kiểm soát ô nhiễm và đào tạo về môi trường.

 

1.  Triển khai và hoàn thành ĐTM Dự án thủy điện Nước Chè

 
Dự án thủy điện Nước Chè có công suất 30 MW dự kiến được xây dựng trên sông Nước Chè – 1 nhánh của sông Dakmi và nằm ở thượng lưu nhà máy thủy điện Dakmi 4. Các công trình của dự án nằm trên 2 xã thuộc huyện Phước Sơn – tỉnh Quảng Nam.
 
Theo HĐ với Công ty Green Mekong Co. từ tháng 9/2017 VESDEC cử Đoàn khảo sát bao gồm các chuyên gia sinh thái, thủy văn, địa chất, xã hội và ĐTM khảo sát thực địa vùng dự án và chung quanh. Các chủ đề nghiên cứu, khảo sát thực địa là: hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nước, đa dạng sinh học, hiện trạng chất lượng môi trường; các dân tộc tại chỗ và KT-XH các xã vùng có thể bị tác động. Từ tháng 10 đến tháng 12/2017: Đoàn ĐTM đã nghiên cứu dự báo cáo tác động đến sinh thái rừng, thay đổi dòng chảy, dòng chảy tối thiểu, biến đổi khí hậu; tác động đến đồng bào dân tộc bản địa (Giẻ Chiêng) và nêu các biện pháp giảm thiểu tác động xấu. Báo cáo ĐTM (trên 450 trang) đã được hoàn thành vào 12/2017, Báo cáo ĐTM đã được Hội đồng Bộ TN&MT họp xem xét trong tháng 3/2018.
 
2. Nghiên cứu Phân vùng môi trường thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh và lập Hướng dẫn kỹ thuật Phân vùng môi trường
 
Trong 25 năm qua ở nước ta đã có trên trên 20 đề tài, dự án khoa học cấp nhà nước và tỉnh /thành phố nghiên cứu cơ sở khoa học về thực tiễn về quy hoạch môi trường (QHMT), quy hoạch bảo vệ môi trường (QHBVMT). Đã có gần 20 tỉnh/thành phố nghiên cứu lập QHMT/QHBVMT.  Tuy nhiên, vì chưa có quy định và hướng dẫn kỹ thuật về nghiên cứu lập QHMT, trong đó phân vùng môi trường (PVMT) là cơ sở khoa học cần phải thực hiện nên nội dung, phương pháp và hình thức trình bày của các báo cáo QHMT/QHBVMT các tỉnh/thành phố vẫn chưa được thống nhất và nhiều QHMT/QHBVMT cấp tỉnh nên chưa đáp ứng yêu cầu của Luật BVMT (2014).
 
Vì vậy, Viện Chính sách và Chiến lược tài nguyên và môi trường (ISPONRE) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Hướng dẫn Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh với sự hỗ trợ của Dự án UNDP/GEF “Tăng cường năng lực thực hiện các công ước Rio ở Việt Nam”. Xác định rằng PVMT là yêu cầu cần thiết và cơ bản trong nghiên cứu Quy hoạch BVMT nhưng có nhiều vấn đề chưa được thống nhất về phương pháp luận và nội dung vì vậy ISPONRE giao Tổ chuyên gia gồm 2 cán bộ VESDEC là GSTSKH Đặng Trung Thuận (Tổ trưởng), PGSTS Lê Trình cùng ThS Ngô Đăng Trí (chuyên gia GIS, Viện HLKH và CN Việt Nam) thực hiện nghiên cứu và lập Hướng dẫn kỹ thuật Phân vùng môi trường cấp tỉnh đảm bảo các tiêu chí: đúng quy định pháp luật; có cơ sở khoa học; hội nhập quốc tế và khả thi. Tỉnh Hà Tĩnh được chọn nghiên cứu phân vùng môi trường thí điểm.
 
Từ tháng 01/2018 đến 05/2018 Tổ nghiên cứu đã triển khai và hoàn thành phân vùng môi trường Hà Tĩnh. Theo đó, dựa theo các tiêu chí/yếu tố về địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh thái, đa dạng sinh học, chất lượng môi trường và KT-XH tỉnh Hà Tĩnh được phân thành thành 4 vùng và 18 tiểu vùng môi trường kèm tập bản đồ phân vùng môi trường. Mỗi vùng và tiểu vùng môi trường đã được xác định rõ về diện tích, địa giới, dân số; các đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội; các lợi thế, khả năng sử dụng hợp lý tài nguyên và định hướng bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Trên cơ sở nghiên cứu điển hình Hà Tĩnh (báo cáo PVMT tỉnh Hà Tĩnh trên 250 trang)  “Hướng dẫn kỹ thuật PVMT cấp tỉnh” (50 trang) đã được xây dựng.
 
Dự án đã tổ chức nhiều hội thảo tại Hà Nội và Hà Tĩnh và các báo cáo của Dự án đã được bổ sung, chỉnh sửa và đã được Ban Quản lý dự án nghiệm thu (tháng 5/2018).
 
3. Triển khai đợt 4 (2018): “Giám sát môi trường độc lập Dự án ADB: Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành – GĐ xây dựng”
 
Dự án Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do ADB và JICA tài trợ là dự án giao thông có vốn đầu tư lớn nhất hiện nay (gần 1,7 tỷ USD cho tuyến đường 58,5 km và 2 cầu lớn, nhiều cầu nhỏ). VESDEC là đơn vị trúng thầu tư vấn “Giám sát môi trường độc lập (IEMC - Gói thầu C2) với thời hạn 5 năm (2015 - 2019). Mỗi năm VESDEC điều động 1 chuyên gia quốc tế, 3 chuyên gia trong nước và nhiều cán bộ hỗ trợ thực hiện công tác khảo sát, đánh giá khách quan các tác động của Dự án đến môi trường và xã hội và sự tuân thủ của Chủ dự án (VEC/SEPMU), Tư vấn giám sát xây dựng và các nhà thầu đối với Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) đã được ADB và Bộ TN&MT phê duyệt.
 
Trong đợt huy động lần 4 (từ tháng 5 đến hết tháng 6/2018) các chuyên gia giám sát môi trường của VESDEC đã đọc, góp ý, đánh giá trên 100 báo cáo quản lý môi trường và an toàn, quan trắc môi trường hàng tháng, hàng quý do Ban QLDA, các Tư vấn Giám sát xây dựng và 10 nhà thầu giao nộp; đã khảo sát thực địa tại 10 gói thầu; đã tổ chức hội nghị tham vấn UBND, các tổ chức chính trị xã hội và các hộ bị ảnh hưởng ở 4 xã và nhân dân ven các công trường xây dựng.
 
Từ kết quả khảo sát thực địa, tham vấn cộng đồng và kiểm tra các hồ sơ tài liệu của Ban QLDA và của các nhà thầu VESDEC đã xây dựng Báo cáo “Giám sát môi trường độc lập” (tiếng Anh, tiếng Việt, trên 520 trang/mỗi báo cáo) đánh giá khách quan, chi tiết, rõ ràng về sự tuân thủ EMP của Ban QLDA, các Tư vấn Giám sát xây dựng và 10 nhà thầu. Báo cáo được giao nộp cho Ban QLDA và ADB (7/2018).
 
Như vậy trong 20 năm qua, với sự chủ trì của Viện trưởng, VESDEC đã hoàn thành nghiên cứu ĐTM và giám sát môi trường cho phần lớn (trên 20) dự án cảng hàng không quy mô lớn:  CHK quốc tế Long Thành, CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, Nhà ga Quốc tế T2 – CHK Quốc tế Nội Bài, CHK Quốc tế Cần Thơ; các CHK Vinh, Phú Yên, Pley Ku, Buôn Ma Thuật, Đà Lạt, Côn Đảo, Phú Quốc… Cùng với các nghiên cứu ĐTM 7 đường cao tốc/quốc lộ (Biên Hòa – Vũng Tàu, xa lộ Đông Tây TP HCM, Trung Lương – Mỹ Thuận, Hà Nội – Lạng Sơn, Bến Lức – Long Thành; Đông Hà – Quảng Ngãi, Cần Thơ – Cà Mau), 5 cảng nước sâu (Baria – Serec, Sao Mai – Bến Đình, Guanglian  - Dung Quất…) VESDEC là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực ĐTM và giám sát môi trường cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ngành giao thông đường bộ, đường không, đường thủy.
 
4. Chuẩn bị thực hiện nghiên cứu “Xem xét, cập nhật đánh giá tác động môi trường Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành”
 
Cảng Hàng không quốc tế Long Thành là dự án đầu tư lớn nhất Việt Nam hiện nay với diện tích vùng dự án đến 5.000 ha, vốn đầu tư trên 6 tỷ USD nên Dự án cần được Quốc hội xem xét, quyết định. Liên danh Nhật Bản – Pháp – Việt Nam (JFV JV) do JAC (Nhật Bản) đứng đầu đã trúng thầu nghiên cứu khả thi (FS) Dự án này. VESDEC là 1 đơn vị tham gia liên danh - có trách nhiệm thực hiện thu thập tài liệu, khảo sát thực địa về môi trường và hạ tầng xã hội để xem xét, cập nhật báo cáo ĐTM Dự án này trong GĐ Tiền khả thi do chính VESDEC thực hiện cho JICA/ACV trong năm 2012 -2013.
 
Dự kiến các công tác sẽ được triển khai từ cuối tháng 7/2018; FS sẽ hoàn thành trước tháng 7/2019, trình Quốc hội. Đây là vinh dự lớn của VESDEC vì đã và sẽ nghiên cứu môi trường cho dự án tầm cỡ quốc tế này.
 
5. Các hoạt động KHCN khác
 
Trong 6 tháng đầu 2018 nhiều vị ủy viên HĐKH, nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia của VESDEC đã tham gia nhiều hội đồng cấp Bộ về thẩm định các đề tài, dự án; tham gia giảng dạy cho các chương trình đào tạo chuyên ngành môi trường của các trường đại học, các bộ, ngành, địa phương và tham gia các đề tài, dự án cho các đơn vị khác. 
BTV - Văn phòng VACNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoạt động khoa học công nghệ, tư vấn 6 tháng đầu năm 2018 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI