»

Thứ sáu, 22/11/2024, 06:00:45 AM (GMT+7)

Hoan nghênh Tuyên bố Hà Nội về Tội phạm Động thực vật hoang dã

(18:47:36 PM 18/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Hội nghị Quốc tế về Chống Buôn bán Trái phép các loài Động vật, Thực vật Hoang dã (IWT) đã khép lại ngày hôm nay (18/11/2016). Hội nghị đã nhận được thêm nhiều cam kết của các nhà tài trợ cho các cơ quan thực thi và các quốc gia có vai trò quan trọng như Việt Nam. WWF đã chia sẻ về Tuyên bố của Hội nghị Hà Nội lần này.

Hoan[-]nghênh[-]Tuyên[-]bố[-]Hà[-]Nội[-]về[-]Tội[-]phạm[-]Động[-]thực[-]vật[-]hoang[-]dã[-]

Giám đốc WWF-Việt Nam ông Văn Ngọc Thịnh trao tặng bức ảnh Saola cho Hoàng tử Anh. (Nguồn: Naomi Doak: @unitedforwildlife)

 
Tiến sỹ Colman O’Criodain, Quản lý Chương trình Chính sách Động thực vật hoang dã của WWF Quốc tế chia sẻ: Tuyên bố Hà Nội về Buôn bán Trái phép Động Thực vật Hoang dã đã đạt được những cam kết quan trọng từ các quốc gia tài trợ, bao gồm Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Vương quốc Anh và Đức. Nguồn tài chính được bổ sung cho Tổ chức quốc tế về Đấu tranh Tội phạm Xâm hại loài Hoang dã (ICCWC), Cảnh sát Quốc tế và các quốc gia trọng yếu, trong đó có Việt Nam để tập trung nỗ lực giải quyết khủng hoảng săn bắt và nạn buôn bán trái phép động thực vật hoang dã.  Tuy nhiên, số lượng các quốc gia đưa ra được những cam kết cụ thể là con số thất vọng. Đồng thời các cam kết này cũng không thể hiện quyết tâm cao. 
 
Quyết định đăng cai tổ chức hội nghị của Việt Nam rất đáng hoan nghênh và là ánh sáng soi đường cần thiết trong cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phép động thực vật hoang tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng. Nạn buôn bán trái phép này đã đã hút cạn nhựa sống của các khu rừng, tác động tới những loài như tê giác, voi và tê tê tại châu Phi. 
 
Là nước chủ nhà và tâm điểm của đường dây buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, Việt Nam cần cam kết thực hiện kế hoạch cụ thể và hiệu quả thực tế. 
 
Việt Nam đã cam kết kiểm soát chặt chẽ thị trường trong nước và xoá bỏ các điểm buôn bán bất hợp pháp, tăng cường thực thi pháp luật và hợp tác xuyên biên giới, tuy nhiên cần phải có những kế hoạch cụ thể hơn nữa, đặc biệt thay đổi khung pháp lý và đóng cửa trang trại nuôi nhốt hổ. 
 
Đối với khu vực Tiểu Vùng sông Mekong mở rộng, chúng ta đã hy vọng vào những cam kết mạnh mẽ nhằm đóng cửa những mắt xích công khai của đường dây buôn bán các loài hoang dã trái phép, như chợ đen, nhà hàng, cửa hàng. Nơi đây ngang nhiên bày bán ngà voi, da hổ, sừng tê giác, vảy tê tê và hàng chục loài hoang dã nguy cấp khác. Thật đáng tiếc là nhiều nước trong khu vực đã không coi đây là cơ hội vàng để công bố những biện pháp cụ thể để đóng cửa thị trường ngà voi và các trại nuôi hổ. 
 
Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, giám đốc WWF-Việt Nam chia sẻ: Hội nghị Hà Nội là cơ hội để thu hút sự chú ý về vấn đề tội phạm động vật, thực vật hoang dã. Chúng ta đánh giá việc Chính phủ Việt Nam đứng ra tổ chức Hội nghị này, nhưng điều cần hơn chính là cam kết của chính phủ, kế hoạch hành động cụ thể và thời gian cam kết thực hiện. 
 
Bây giờ hoặc không bao giờ chúng ta có thể hành động để bảo tồn các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chúng ta đã mất Tê giác Ja-Va một sừng của Việt Nam vào năm 2010 – một sự mất mát không có cách nào bù đắp được, đủ để cảnh báo chúng ta phải hành động để có thể giữ chân những loài khác như voi, hổ, và tê tê ở lại hành tinh này.
NGUYỄN LÊ KHOA/Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoan nghênh Tuyên bố Hà Nội về Tội phạm Động thực vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI