»

Thứ sáu, 22/11/2024, 07:50:10 AM (GMT+7)

Các chuyên gia VACNE tư vấn chăm sóc, chữa bệnh cho Cây Di sản ở Phú Thọ

(20:14:15 PM 27/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 26/3, các chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam, Hội BVTN&MT tỉnh Phú Thọ đã về xã Trưng Vương, Tp Việt Trì khảo sát, tư vấn về cách chăm sóc, chữa bệnh kịp thời cho hai Cây Di sản đang nguy kịch ở địa phương.

Các[-]chuyên[-]gia[-]VACNE[-]tư[-]vấn[-]chăm[-]sóc,[-]chữa[-]bệnh[-]cho[-]Cây[-]Di[-]sản[-]ở[-]Phú[-]Thọ[-]

Cây Táu hoa vàng 

 

Sau khi khảo sát các chuyên gia khẳng định: Cây Da bò bên lăng mộ  các vị Đô Chấu Đại Vương (thời Hùng Vương) bị khô héo đột ngột không phải do sâu bệnh; cũng không phải do tác nhân do con người gây ra, mà có nhiều khả năng bị tác động của giông sét.
 
Sở dĩ các chuyên gia sinh học, lâm học và bảo vệ thực vật đều hướng về nhận định này, bởi hiện tượng lá khô héo dính chặt vào cành, khá giống với những Cây Di sản ở làng Vạn Phúc (Hà Đông) và làng Đường Lâm (Sơn Tây) đã bị sét đánh chết trong những năm vừa qua. Hiện tượng một số cành ra nụ và nảy lộc trước khi khô hẳn, có thể là do nguồn dinh dưỡng còn tích lũy trong lớp vỏ dày của loài cây này đã bị kích thích để nảy mầm lần cuối. Sự phỏng đoán của các chuyên gia VACNE được củng cố vững chắc hơn, khi ông Nguyễn Ngọc Oanh, Thủ từ Thiên cổ miếu tiết lộ thêm: chính nhà em trai (ông Nguyễn Hữu Kiểm) và một số nhà xung quanh cây Da bò đã bị giông sét phá hỏng Ti vi trong những tháng gần đây.
 
GS.TS Phạm Văn Lầm – chuyên gia Bảo vệ thực vật cũng đồng thuận với giả thiết này, nhưng cho rằng: lớp vỏ dày quanh thân cây và gốc vẫn còn tươi, nên cần phải cố gắng cứu, theo phương châm “còn nước, còn tát” Ông đã “kê đơn” cho ông Trưởng Ban quản lý và kết nối với Viện BVTV (Bộ NN&PTNT) yêu cầu hỗ trợ cứu cây nhanh nhất. Theo đó, các chế phẩm Diệp lục tố 1SL SH-BV1 kích thích ra lá và diệt nấm gây thối rễ sẽ được phun tưới vào những ngày tới, để cứu cây Da bò
 
Bên miếu Thiên Cổ của xã Trưng Vương, cây Táu hoa vàng đã xum xuê xanh tốt; đồng thời nhiều cành non của cây Táu hoa bạc hơn 2100 năm tuổi cũng đã nảy rất nhiều lộc, cành lá xanh tươi, nhưng đang bị loài thực vật ký sinh (dây tơ xanh) tấn công.
 
Các chuyên gia cho rằng: đây là kết quả đáng mừng, là kết quả tư vấn của VACNE cách đây đúng 2 năm (5/2016) và yêu cầu Ban quản lý khu di tích và chính quyền địa phương tiếp tục phất huy khết quả đã đạt được và kiên trì gỡ bỏ các loại cây ký sinh, bón phân gà hoai mục để bổ sung dinh dưỡng cho cây và cũng là tác nhân ức chế nấm gây bệnh thối rễ cây.  
 
Sau khi nghe tư vấn, ông Đỗ Năng Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã, thay mặt các cấp chính quyền và bà con Tưng Vương, bày tỏ sự cảm ơn các chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên - Môi trường Việt Nam, Hội BVTN&MT tỉnh Phú Thọ đã về tư vấn hỗ trợ; đồng thời hứa sẽ cố gắng hết sức, bảo vệ, giữ gìn những di sản, kéo dài tuổi thọ cho cây.
BTV - Văn phòng VACNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các chuyên gia VACNE tư vấn chăm sóc, chữa bệnh cho Cây Di sản ở Phú Thọ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI