»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:40:24 AM (GMT+7)

Vì sao dân quyên trăm tỉ cho Thủy Tiên, Trấn Thành, Đại Nghĩa, Trường Giang...?

(14:08:58 PM 29/10/2020)
(Tin Môi Trường) - Người nổi tiếng đang nhận được niềm tin quá lớn từ công chúng. Tín hiệu tốt của lòng trắc ẩn như vậy cũng là áp lực khổng lồ mà họ cần vượt qua để xứng đáng với niềm tin đó.

Vì[-]sao[-]dân[-]quyên[-]trăm[-]tỉ[-]cho[-]Thủy[-]Tiên,[-]Trấn[-]Thành,[-]Đại[-]Nghĩa,[-]Trường[-]Giang...?

Ca sĩ Mỹ Tâm cứu trợ bà con ở Quảng Nam từ đầu đợt lũ lụt - Ảnh: NVCC

 
Điều gì khiến người dân sẵn sàng đóng góp 150 tỉ đồng (hiện tại có thể nhiều hơn) cho một người nổi tiếng - ca sĩ Thủy Tiên, cũng như đóng góp hàng chục tỉ đồng khác cho nhiều người nổi tiếng khác (như Trấn Thành, Đại Nghĩa, Trường Giang, Lý Hải...) trong hoạt động cứu trợ miền Trung?
 
Người nổi tiếng đang nhận được niềm tin quá lớn từ công chúng. Tín hiệu tốt của lòng trắc ẩn như vậy cũng là áp lực khổng lồ mà họ cần vượt qua để xứng đáng với niềm tin đó.
 
"Lòng tốt, lòng trắc ẩn luôn tồn tại trong đám đông. Có thể lựa chọn đó chưa phải là tốt nhất nhưng họ sẽ chọn người ít có khả năng làm điều xấu" - nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang Thạch phân tích với Tuổi Trẻ.
 
Nhà báo Jeff Stibel từng viết trên USA Today về sức thuyết phục của người nổi tiếng: "Đó là vì cảm giác thân thuộc. Việc trông thấy một người nổi tiếng luôn khơi dậy cảm xúc của chúng ta. Mà cảm xúc, hơn bất cứ thứ gì, có xu hướng thúc đẩy quyết định của chúng ta".
 
Hẳn rất nhiều người Việt xúc động khi nhìn hình ảnh Thủy Tiên dầm mình trong mưa lũ miền Trung, ngay trong những ngày đầu tiên của đợt thiên tai này.
 
Việc người dân quyên góp hơn trăm tỉ đồng cho cô vừa do cảm xúc, lòng trắc ẩn của họ, vừa do niềm tin có sẵn với những hoạt động từ thiện trước đây của nữ ca sĩ.
 
Cũng cần nhấn mạnh: niềm tin đó phải đến từ hành động thật của người nổi tiếng, được chứng minh bằng hình ảnh, đoạn phim.
 
Bởi, cũng trong chính đợt cứu trợ miền Trung này, nhiều người để lộ sự màu mè, thiếu nhiệt tâm khi làm từ thiện và không chiếm được cảm tình của công chúng.
 
Một lý do khác không thể không nhắc đến là nhiều người nổi tiếng có khả năng kiếm tiền rất tốt, có thu nhập hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng mỗi tháng...
 
Đối với họ, việc lăn xả trong bão lũ để làm từ thiện là điều không hề bắt buộc. Họ có thể chọn ở nhà, quyên tiền và an toàn trong chăn ấm nệm êm thay vì ra ngoài hứng mưa gió, chịu gian khổ. Dù thế nào, vẫn cần tấm lòng mới làm được như vậy.
 
Nhưng niềm tin lại có hai mặt. Người dân tin tưởng người nổi tiếng nhưng cũng có thể quay lưng rất nhanh nếu người đó gặp vấn đề trong công tác từ thiện. Khi uy tín sụt giảm, họ thậm chí có thể bị mạt sát, chất vấn lâu dài.
 
"Lòng trắc ẩn là cảm tính, nhưng chúng ta cần cả lý trí nữa - anh Nguyễn Quang Thạch nhận định - Để lòng trắc ẩn không bị tổn thương, người làm từ thiện cần thống kê số lượng người hưởng lợi, số tiền đã tiêu vào các mục đích nào. Đó là một công việc khó khăn nhưng rất cần thiết".
 
Trái với các tổ chức hoạt động xã hội lâu năm, hầu hết chúng ta - những người dân bình thường - đều còn rất mới mẻ với việc làm từ thiện hay chia sẻ trách nhiệm xã hội.
 
Kể cả người nổi tiếng, dù có người hoạt động từ thiện lâu năm, vẫn làm theo hướng cá nhân, nhỏ lẻ, chưa có kế hoạch phối hợp đồng bộ. Nhiều đoàn từ thiện lên đường theo hướng "mạnh ai nấy làm".
 
Để từ thiện lũ lụt là việc làm có lý trí, người nổi tiếng nên cân nhắc các giải pháp bền vững, giúp người dân chống lũ ổn định và dài lâu chứ không để rơi vào tình trạng năm nào cũng cứu trợ khẩn cấp.
MI LY
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao dân quyên trăm tỉ cho Thủy Tiên, Trấn Thành, Đại Nghĩa, Trường Giang...?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI