»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:48:06 AM (GMT+7)

Ứng dụng D.Map: Bản đồ thông minh giúp người khuyết tật tự tin ra đường

(16:38:41 PM 13/04/2019)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, đã có hơn 1.400 địa điểm công cộng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và một số tỉnh thành khác đã được cập nhật thông tin về mức độ tiếp cận dành cho người khuyết tật qua ứng dụng D.Map.

Ứng[-]dụng[-]D.Map:[-]Bản[-]đồ[-]thông[-]minh[-]giúp[-]người[-]khuyết[-]tật[-]tự[-]tin[-]ra[-]đường

Ban tổ chức chụp hình cùng các đơn vị đồng hành tại Lễ phát động.

 

Chương trình “Đồng hành cùng D.Map” do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức với mục tiêu giúp xây dựng bản đồ những công trình thuận tiện cho người khuyết tật vừa chính thức được phát động.
 
Ứng[-]dụng[-]D.Map:[-]Bản[-]đồ[-]thông[-]minh[-]giúp[-]người[-]khuyết[-]tật[-]tự[-]tin[-]ra[-]đường
Tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến, người sáng lập và giám đốc DRD phát biểu tại sự kiện
 
Tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến, người sáng lập và giám đốc DRD cho biết, mặt dù nhà nước đã ký và phê duyệt công ước Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật, ban hành luật người khuyết tật Việt Nam và bộ quy chuẩn xây dựng quốc gia đảm bảo người khuyết tật tiếp cận năm 2014, tuy nhiên, người khuyết tật vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đến các địa điểm công cộng. 
 
Ứng[-]dụng[-]D.Map:[-]Bản[-]đồ[-]thông[-]minh[-]giúp[-]người[-]khuyết[-]tật[-]tự[-]tin[-]ra[-]đường
Sự kiện thu hút rất đông các đại biểu đến tham dự và đồng hành cùng chương trình.
 
Theo khảo sát của DRD, trong 1.800 công trình công cộng tại Q.1, Q.3, Q.10 của TP. HCM thì chỉ có 78 công trình có một số hạng mục mà người khuyết tật có thể sử dụng được. Nếu đầu tư xây dựng các công trình có tính đến nhu cầu của người khuyết tật sẽ giúp họ hoà nhập và đóng góp vào sự phát triển xã hội một cách dễ dàng. Ứng dụng D.Map ra đời là một giải pháp góp phần xoá bỏ rào cản với người khuyết tật.
 
Ông Nguyễn Tuấn Khởi - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng bảo trợ Chữ thập đỏ Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VTVCorp cam kết sẽ đồng hành và là đối tác truyền thông lâu dài cho chiến dịch. Ông cho biết: “Với mạng lưới tình nguyện viên đông đảo, đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp, VTVCorp sẽ hỗ trở hết mình để D.Map được nhiều người biết đến và đạt các mục tiêu mong đợi.”
 
Ứng[-]dụng[-]D.Map:[-]Bản[-]đồ[-]thông[-]minh[-]giúp[-]người[-]khuyết[-]tật[-]tự[-]tin[-]ra[-]đường
Các bạn trẻ trải nghiệm ứng dụng D.Map tại buổi phát động chương trình
 
Với thông điệp Không bỏ ai lại phía sau, D.Map là ứng dụng trên điện thoại thông minh được xây dựng trên nền tảng iOS và Android cùng phiên bản web (dmap.drdvietnam.org với mong muốn trở thành một kênh thông tin hữu ích để: Người khuyết tật (NKT) có thể tìm kiếm các địa điểm được xây dựng có hạng mục tiếp cận/thuận tiện cho họ sử dụng (công viên, công sở, văn phòng, quán xá…). Người dùng cũng có thể truy cập vào D.Map phiên bản web tại đây.
 
Những thông tin này đặc biệt quan trọng với NKT, người già, NKT tạm thời…khi họ có kế hoạch di chuyển.Cộng đồng thể hiện sự quan tâm và góp phần hỗ trợ NKT. Ứng dụng này cũng đồng thời giúp cộng đồng nhận thức về những khó khăn và nhu cầu hoà nhập chính đáng của NKT trong bối cảnh hạ tầng đô thị chưa đáp ứng.
 
 

Ứng[-]dụng[-]D.Map:[-]Bản[-]đồ[-]thông[-]minh[-]giúp[-]người[-]khuyết[-]tật[-]tự[-]tin[-]ra[-]đường

Luật sư Trương Thị Hoà - Văn phòng Luật sư Trương Thị Hoà tham dự và ký tên ủng hộ D.Map.
 
D.Map được DRD phát triển với sự tài trợ của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc(UNDP), Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ(USAID), và sự hỗ trợ kỹ thuật ban đầu của Đại học Hoa Sen.
 
Hiện nay, đã có hơn 1.400 địa điểm công cộng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM và một số tỉnh thành khác đã được cập nhật thông tin về mức độ tiếp cận trên ứng dụng và sẽ được người dùng liên tục cập nhật trong thời gian tới. 
 
Sau phần giới thiệu về các chức năng của ứng dụng, hướng dẫn cách cài đặt và cập nhật địa điểm lên ứng dụng, Tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến chính thức phát động cuộc thi “Đồng hành cùng D.Map” dành cho tất cả mọi người trên toàn quốc, không phân biệt người khuyết tật hay không khuyết tật, không phân biệt tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào.
 

Ứng[-]dụng[-]D.Map:[-]Bản[-]đồ[-]thông[-]minh[-]giúp[-]người[-]khuyết[-]tật[-]tự[-]tin[-]ra[-]đường

Ứng dựng D.Map với thông điệp Không bỏ ai lại phía sau.
 
Theo đó, tham gia và đồng hành cùng chiến dịch, người dùng sẽ giúp D.Map gia tăng số lượng các địa điểm công cộng được cập nhật trên toàn quốc. Ngoài ra, người dùng còn có cơ hội nhận giải thưởng là một chuyến đi trải nghiệm điều kiện tiếp cận tại Singapore trong 3 ngày 2 đêm dành cho 2 người có số điểm tích luỹ cao nhất, cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác. Các giải thưởng được tính trên số điểm tích luỹ và hoạt động của người dùng trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi. Chiến dịch và cuộc thi bắt đầu từ ngày 11/4/2019 và kết thúc vào ngày 15/11/2019. Giải thưởng sẽ được công bố vào ngày 1/12/2019.
 
Mọi thông tin về chiến dịch “Đồng hành cùng D.Map” có thể liên lạc qua các kênh thông tin của DRD. Website: www.drdvietnam.org, Facebook: www.facebook.com/DRDVietnam, Email: info@drdvietnam.org
KHẮC TUYÊN - Ảnh: DRD
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ứng dụng D.Map: Bản đồ thông minh giúp người khuyết tật tự tin ra đường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI