Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Tư Phước làm phước
(12:08:42 PM 13/11/2011)
Anh Phước cho Cu Đen nhỏ ăn cơm, trìu mến như cha ruột - Ảnh: Ng.Nga |
Căn nhà gỗ xiêu vẹo của vợ chồng Tư Phước nằm lọt thỏm dưới một thung lũng. Cách đó một quãng là ngôi nhà gạch rộng rãi của những người điên, mái tôn còn mới. Trời nhá nhem tối, anh Tư Phước chạy chiếc xe tải lấm lem bùn đất về nhà. Bước xuống xe vội vã, anh bê chiếc mâm có 17 tô cơm được vợ dọn sẵn rồi đi đến căn nhà gạch. “Hôm nay trời mưa, xe bị sa lầy nên về trễ, mấy đứa chắc đói lắm rồi” - anh vừa nói vừa bước thoăn thoắt trên con đường đất trơn trượt.
Đi học chăm sóc bệnh nhân tâm thần Việc cưu mang những người tâm thần khiến anh Tư Phước gặp không ít rắc rối. Nhiều lần cơ quan quản lý đến kiểm tra và ra lệnh cho anh dẹp ngay, trả người điên về các bệnh viện tâm thần vì “không đủ chức năng”. Anh Tư Phước lại lặn lội khắp các bệnh viện tâm thần ở Biên Hòa, Đà Lạt để thăm nuôi những bệnh nhân của mình.
Mấy người gặp anh lần nào cũng khóc đòi về. Thấy anh Tư Phước quá tâm huyết, bà con trong thôn Ia Rok đã viết đơn xin chính quyền cho anh duy trì việc cưu mang người điên. Để thuyết phục cơ quan quản lý, anh Tư Phước tự giác xin ra Đà Nẵng học những lớp cơ bản về y tế và chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Nhờ những nỗ lực của anh, cuối cùng những người điên đã được trở về với tổ ấm của vợ chồng Tư Phước. Ông Võ Quang Nhân - trưởng Phòng lao động - thương binh và xã hội TP Pleiku - cho biết: “Xét về điều kiện thiết bị y tế, nhân lực, vật chất thì anh Phước còn thiếu thốn. Nhưng tấm lòng của anh đối với người điên thật đáng quý. Những người điên khi đến với anh bệnh tình cải thiện rất nhiều nên chúng tôi đang lên kế hoạch giúp anh Phước bổ sung những điều kiện cần thiết để tiến tới thành lập cơ sở nuôi dưỡng người tâm thần do anh phụ trách”. Còn ông Đặng Ngọc Thắng, chủ tịch UBND xã Chư Hdrông, cho biết: “Việc làm của anh Phước khiến mọi người trong xã đều nể phục. Hiện nay mỗi tuần trạm y tế xã đều cử người tới giúp anh Phước chăm sóc người điên được tốt hơn”. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.