Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Trao 70 cây hoa ngọc lan cho chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc 

(18:09:08 PM 19/04/2016)
>>Chương trình trồng 1000 cây ngọc lan đến với cột mốc tâm linh vùng biên cương tổ quốc
Sự kiện “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan” tại chùa Phật tích Trúc lâm bản Giốc là một hoạt động tiêu biểu nhằm hưởng ứng Đại lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Dưới sự chỉ đạo của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trung tâm phát triển Thế giới thêm xanh kết hợp Trung tâm tình nguyện quốc gia và các đơn vị, địa phương tổ chức chương trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan” tại Chùa Phật tích Trúc Lâm bản Giốc -cột mốc tâm linh vùng biên cương tổ quốc. Trong đó, BTC chương trình đã huy động các tình nguyên viên (TNV) trồng 70 cây hoa ngọc lan, 04 cây bồ đề và 03 cây Osaka.
Tham gia nghi lễ trang trọng này có sự tham dự của Thượng tọa Thích Đức Thiện-Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, trụ trì chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc ; ông Ngô Văn Dụ- Nguyên ủy viên bộ chính trị, nguyên UBKT Trung ương; ông Hà Ngọc Chiến- Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên UBTV Quốc hội, chủ tịch hội đồng dân tộc của quốc hội; đại diện lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, hơn 2000 phật tử trên khắp cả nước và đông đảo cơ quan thông tấn báo chí đến đưa tin.
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được khánh thành và đưa vào hoạt động tháng 12/2014, được coi như một địa chỉ văn hoá tâm linh cho nhân dân địa phương và cũng là dấu mộc mang tính chính trị sâu sắc, khẳng định chủ quyền dân tộc nơi địa đầu tổ quốc.
Sự kiện “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan” tại chùa Phật tích Trúc lâm bản Giốc lần này ngoài hưởng ứng Đại lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, còn là hoạt động tiêu biểu để sự kiện nghênh đón Phật Ngọc về Việt Nam lần thứ 2 với mong muốn tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa, cảnh quan thành phố… mang lại bầu không khí trong lành, nâng cao sức khỏe cho các du khách tham quan; Cũng như thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước; đồng thời thực hiện chương trình đã ký kết về phối hợp hành động về bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện ý nghĩa này, Trung tâm phát triển Thế giới thêm xanh cũng tiến hành trao 10 suất quà cho những trường hợp đặc biệt khó khăn tại địa phương. Những món quà tuy nhỏ nhưng thể hiện tấm lòng, sự quan tâm đồng cảm, sẻ chia từ BTC chương trình dành cho những gia đình có hoàn cảnh khó khan nơi vùng biên tổ quốc.
Trong hành trình tiếp theo, chương trình “Trồng 1000 cây hoa học lan” sẽ tiếp tục đến với chùa Tân Thanh (Lạng Sơn).
Tin Môi trường sẽ tiếp tục đưa tin về chuỗi sự kiện ý nghĩa này.
Sau đây là 1 số hình ảnh tại “Lễ tiếp nhận cây” tại chùa Phật tích Trúc lâm bản Giốc:
Ông Ngô Văn Dụ- Nguyên ủy viên bộ chính trị, nguyên UBKT Trung ương cùng Thượng tọa Thích Đức Thiện-Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam- trì chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc và đại diện lãnh đạo tỉnh Cao bằng chụp hình lưu niệm và tưới nước cho cây Bồ đề mới trồng.
Ông Hà Ngọc Chiến- Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên UBTV Quốc hội, chủ tịch hội đồng dân tộc của quốc hội; đại diện lãnh đạo tỉnh Cao Bằng thực hiện nghi thức trồng cây.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Cao Bằng thực hiện nghi thức trồng cây.
Ông Hoàng Xuân Ánh- Phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng chụp ảnh lưu niệm cùng thượng tọa Thích Đức Thiện bên cây Bách Tùng mới trồng.
Anh Lê Thanh Nam- giám đốc Trung tâm phát triển Thế giới them xanh chụp ảnh lưu niệm cùng thượng tọa Thích Đức Thiện và đại diện lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.
Trung tâm phát triển Thế giới thêm xanh trao quà, động viên tinh thần cho những thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)