Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Tiếng khóc con thơ “xé lòng” mẹ nghèo
(15:31:30 PM 30/07/2011)Đến khoa Tim mạch của bệnh viện Nhi Đồng 2, hỏi bé Lê Thị Thanh Hà hầu như mọi nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân đều biết. Cái tên quen thuộc ấy đã in đậm vào lòng mọi người bởi bé là bệnh nhi “gắn bó” với khoa gần 3 tháng nay. Nhắc đến bé cũng là nhắc đến hoàn cảnh thê lương và cái nghèo xác xơ của cặp vợ chồng trẻ.
Anh Lê Văn Đa (31 tuổi) và chị Lê Thị Loan (23 tuổi) đều sinh ra trong những gia đình đông con. Lớn lên bên ruộng khoai, gốc rạ, mới học hết lớp 9 họ đã phải giã từ mái trường lo kiếm tiền phụ giúp gia đình. Giữa chốn thôn quê một năm hai vụ lúa, một vụ ngô khoai nhưng chuyện đói no vẫn còn phải nhờ trời, muốn kiếm được cơ hội có của ăn của để chỉ còn nước bỏ xứ mà đi.
Để cứu đứa con thơ, vợ chồng chị Loan đang rất cần sự giúp đỡ của xã hội
Rời vùng quê nghèo khó ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, anh Đa vào TPHCM tìm việc làm từ năm 2000. Bằng cấp quá thấp nên khi được nhận vào làm công nhân, anh đã thấy như thế là may mắn rồi. Năm 2006 anh tình cờ gặp người con gái cùng quê, nơi đất khách quê người hai tâm hồn cùng cảnh ngộ sớm tìm được tiếng nói chung, vậy là họ nên vợ nên chồng.
Một năm sau đứa con đầu lòng của anh chị chào đời, khoản thu nhập hàng tháng dù phải “giật gấu vá vai” nhưng gia đình luôn ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Những tưởng sự ngọt ngào ấy sẽ luôn theo họ, nhưng “ông trời không thương” lại gieo mầm đau khổ, đứa con gái anh chị mới sinh đã mang bệnh hiểm nghèo.
“Khi em mang thai bé đến tháng thứ 8 thì có biểu hiện bị dư nước ối, đo tim thai bác sĩ phát hiện tim của bé có vấn đề nhưng không thể can thiệp được. Một tháng sau, em sinh mổ tại bệnh viện Từ Dũ, mới chào đời con em đã phải thở oxy, 5 ngày sau bác sĩ mới cho gia đình gặp”, Chị Loan sụt sùi tâm sự.
Bé Thanh Hà sau đó đã được chuyển sang bệnh viện Nhi Đồng 2 vì mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Theo kết luận của bác sĩ, cháu mắc phải các chứng bệnh: tồn tại ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ, bên cạnh đó cháu còn bị viêm phổi, cao áp phổi… Giữa lúc chi phí cho ca sinh mổ còn phải vay mượn khắp nơi mới có, vợ chồng anh Đa lại phải đối mặt với khoản kinh phí khổng lồ để chữa trị cho con.
Để giúp bé vượt qua được cơn nguy kịch, bác sĩ quyết định thực hiện ca phẫu thuật gấp để giải quyết chứng bệnh tồn tại ống động mạch. Giữa cảnh ngặt nghèo ấy, vợ chồng anh Đa đành phải cắn răng vay hơn 30 triệu đồng với lãi suất “cắt cổ”. Vợ nuôi con nhỏ trong bệnh viện, một mình anh Đa không thể xoay xở vừa lo kiếm tiền vừa nuôi đứa con lớn ở nhà, nên buộc lòng anh phải gửi bé về quê nhờ bà nội chăm sóc.
Bé Thanh Hà còn phải bước vào một ca mổ lớn
Với mức thu nhập chỉ gần 3 triệu đồng mỗi tháng của anh, cuộc sống cả gia đình đang bị đẩy đến ngõ cụt bởi khoản tiền ấy chẳng thấm vào đâu so với các chi phí phải thanh toán cho bệnh viện mỗi ngày. Trong khi đó bé Thanh Hà còn phải trải qua một ca mổ lớn để đóng lỗ thông liên thất và lỗ thông liên nhĩ, với chi phí gần 40 triệu đồng.
Theo thông tin từ BS Võ Phan Thảo Trang, để có thể bước vào ca mổ tiếp theo bé phải đạt được trong lượng từ 6 đến 7 kg mới đủ sức. Tuy nhiên, hiện nay bé đang gặp vấn đề về phổi, trong lượng cơ thể mới được hơn 4 kg nên cháu còn phải tiếp tục theo dõi hồi sức.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.