Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Thu bình trà đá miễn phí trên vỉa hè: Về lý không sai nhưng về tình, thấy buồn buồn...
(07:57:58 AM 03/08/2015)>>Vụ tịch thu bình trà đá dành cho người nghèo: Khi lòng tốt bị tịch thu
Thùng trà đá trước khi bị thu giữ - Ảnh: Nam Anh
Anh Nguyễn Khang (ngụ Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết: “Lúc còn sinh sống tại Sài Gòn, anh từng gặp nhiều người lao động nghèo khi khát nước lại ghé vào những thùng trà đá miễn phí này. Các bình trà đá giúp cho người lao động mát lòng giữa nắng nóng Sài Gòn”.
Anh Khang cho rằng nên giữ những bình trà đá đặt ở vỉa hè vì nó phù hợp và thuận tiện cho người dân.
Cùng quan điểm, chị Thu Hồng (Q.11, TP.HCM) nêu ý kiến: “Người dân dừng lại uống ngụm nước rồi lại tất tả đi ngay, nó như một nét văn hóa vậy”.
Chị Huyền Trân (TP. Cần Thơ) nói: “Mục đích của việc đặt thùng trà đá miễn phí là để giúp đỡ mọi người, xuất phát từ lòng tốt giữa người với người, rất nhân văn”.
“Người ta đặt thùng trà đá miễn phí xuất phát từ lòng tốt nhưng khi công an tịch thu bình trà, giống như lòng tốt bị tịch thu vậy”, chị Trân nói.
Chị Trân phản biện, cơ quan công an nói tịch thu thùng trà đá vì tốn diện tích vỉa hè nhưng thùng trà đá tốn bao nhiêu diện tích? Bây giờ, người ta nói nhiều về bệnh vô cảm nên lẽ ra các hành động chia sẻ với nhau phải được nhân rộng đằng này lại không được ủng hộ thì mọi người sẽ cảm thấy không muốn làm việc tốt nữa.
Phải trân trọng tấm lòng sẻ chia
Bạn Nhật Linh (du học sinh tại Nga) chia sẻ: “Ấn tượng sâu sắc của mình về TP.HCM (nơi Linh từng học tập) là hình ảnh bình trà đá miễn phí bên đường. Người dân thì của ít lòng nhiều, bình trà đá không chỉ cho người qua đường một ngụm nước mát mà còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng với mảnh đời còn nhiều khó khăn”.
Theo Linh, bình trà đá thường được đặt gọn ở sát mé lề hoặc cạnh thân cây, gốc cây thì không làm phiền lòng bất kỳ ai thì thật sự cũng không ai di chuyển qua những nơi đó. Trong khi tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn chưa được cải thiện thì tại sao phải tịch thu thùng trà đá.
Từng có nhiều trang viết về Sài Gòn - nơi có rất nhiều thùng trà đá vỉa hè, tác giả Nguyễn Ngọc Thạch (TP.HCM) nhận định: Dường như những thùng trà đá vỉa hè đã là một nét đẹp, một đặc điểm để nhận dạng Sài Gòn.
Tác giả Ngọc Thạch cho biết, người dân Sài Gòn vốn quen sẻ chia sẽ ủng hộ và luôn luôn cho rằng việc đặt thùng trà đá miễn phí là một việc làm tốt. Họ tự hào về điều đó.
Còn chị Huyền Trân khẳng định: “Nếu như việc đặt thùng trà đá là một nét đẹp trong mắt bạn bè quốc tế thì đó là việc tốt chứ hoàn toàn không tổn hại bất kỳ ai”.
Tiến sĩ văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ (ĐH KHXH&NV ĐHQG TP.HCM) nhận định: “Người dân giúp đỡ người kém may mắn hơn là truyền thống từ xa xưa và phổ biến khắp nơi, từ miền quê đến thành thị, động thái tịch thu thùng trà đá dẫn đến nhiều phản ứng của người dân là do chúng ta chưa hiểu nhau”.
Ông Thơ phân tích: “Về phía quản lý nhà nước, dù họ cảm nhận được tấm lòng của người dân nhưng chiếu vào luật thì đã làm “hơi cứng”. Nên tìm hiểu, tiếp cận với người dân để tìm ra phương án giúp dịch vụ tốt hơn như về vệ sinh, về địa điểm đặt bình… Tấm lòng người dân cần có sự quan tâm của nhà nước”.
Người dân châm nước cho bình trà đá ở ngã tư Võ Văn Tần - Nguyễn Thượng Hiền - Ảnh: Y.Trinh
Lý - tình trọn vẹn
Luật sư Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: “Theo quy định tại điều 81, luật xử lý vi phạm hành chính, khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến, trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến”.
Luật sư Hiệp nói, nếu công an không làm đúng trình tự như điều nên trên là vi phạm quy định pháp luật. Ông Hiệp cho rằng, đặt thùng trà đá miễn phí là hành động hết sức nhân văn, cơ quan công an nên xem xét tịch thu có phải là hành động cần thiết hay không vì thực tế thùng trà đá không chiếm dụng lòng lề đường, thay vì tịch thu nên hướng dẫn người dân đặt bình phù hợp.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM đồng tình: “Theo luật, có đầy đủ căn cứ thẩm quyền và căn cứ pháp luật để xử lý, dù bất kỳ một chiếc xe máy hay một cái thùng rác đặt trên vỉa hè”
"Tuy nhiên, người có tấm lòng tốt, phục vụ cộng đồng không vì mục đích vụ lợi sao lại tịch thu khi nó không chiếm nhiều không gian vỉa hè và không mang tính thương mại", ông Nghiêm nói.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch hội luật gia TP.HCM cho rằng: “Xét về lý, việc làm của công an là đúng nhưng nếu xét về tình, chỉ nên nhắc nhở, không nên tịch thu như vậy”.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thu bình trà đá miễn phí trên vỉa hè: Về lý không sai nhưng về tình, thấy buồn buồn...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)