Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Sự thật về “thần y” Võ Hoàng Yên
(19:04:10 PM 21/06/2012)
Thấm thía cái khổ, cái đau của người bệnh, Võ Hoàng Yên đã ra tay bấm, day huyệt giúp họ mà không đòi hỏi điều gì. Khi bị phạt hành chính tiền triệu, Võ Hoàng Yên vẫn nhẹ tênh: “Giúp người bớt khổ là tôi vui rồi”.
Hành nghề chỉ để... cứu người
Gốc dân huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Võ Hoàng Yên với vóc người tầm thước, đặc sệt chất miệt vườn Tây Nam Bộ. Để bộ ria đen nhánh, Yên có vẻ già giặn hơn nhiều so với cái tuổi “băm” của mình. Năm 16 tuổi, Yên được vào chùa Hưng Long Tự học bốc thuốc nam, cách bấm huyệt chữa bệnh cứu người của những nhà sư. Không biết tự bao giờ, anh đã học cho mình cách bấm, day huyệt đạo tài tình, hiếm người nào có được. Tuy nhiên, cái tài bấm huyệt ấy chưa có dịp được thể hiện.
Cho đến cái bận, người chị của anh bị đau ruột thừa buộc phải phẫu thuật. Nhà nghèo, không kiếm đâu ra tiền, phải bán lúa đứng, mới đủ lo cho chị... Rồi tới người mẹ già yếu, ốm đau, chị em Yên phải tất bật mọi nơi, lại bán lúa, cầm sổ đỏ nhà cửa, đất đai mới có tiền, ngõ hầu cứu mẹ qua cơn bạo bệnh...
Thấm thía cái khổ, cái đau vì bệnh của người thân, cách đây 7 năm, Yên đã tự phát bấm, day huyệt chữa bệnh miễn phí cho bà con, láng giềng ở quê nhà. Người khỏi bệnh thì coi như... êm, nhưng có người không khỏi, tránh sao tiếng chê trách? Chính quyền không cho phép Yên chữa bệnh, phạt hành chính tiền triệu. Nhưng rồi, không ít người vẫn gõ cửa cầu xin Yên chữa bệnh.
Thấy bệnh nhân, không nỡ chối từ, Yên lại ra tay bấm, day huyệt như một nghĩa cử thiện tâm cứu người, mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Nhưng, lại bị cấm, lại bị phạt 2 - 3 lần, với mức tiền lên tới 9 triệu đồng, vì “hành nghề” chữa bệnh không phép(?!). Năm 2010, Yên lên Bình Phước, thấy không ít người bệnh bại liệt, câm điếc vật vã trong nỗi đau, Yên lại ra tay.
Chị Lê Thị Hà (52 tuổi) - ở thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước – bị tai biến liệt chân, không đi được đã gần 10 năm. Nghe Yên chữa bệnh ở chùa Quang Minh, thị xã Đồng Xoài, chồng và con chị Hà vội vã khăn gói, chở chị Hà vượt 60 cây số tới chùa Quang Minh. Chỉ vài thao tác dùng chai dầu và thỏi gỗ tròn đầu, ấn vào huyệt đạo nơi đầu gối, bàn chân, co, duỗi bắp cơ... của Yên, thật bất ngờ, chị Hà đứng bật dậy... chập chững bước những bước đi, sau gần 10 năm chị ngồi yên, bất động. Hàng trăm người dân xung quanh vỗ tay, nhìn Yên đầy thán phục. Chị Hà thì không cầm được nước mắt, buộc miệng gọi Yên bằng “thầy”, “thầy đã cứu tôi”...
Tiếng lành đồn xa, liên tục nhiều ngày liền ở chùa Quang Minh trong năm 2011, hàng ngàn người từ khắp các xã, huyện ở tỉnh Bình Phước và nhiều địa phương lân cận đã đổ về, chỉ mong mỏi được thầy Yên chữa bệnh. Hàng trăm người, với... 1.001 hoàn cảnh bệnh tật, như: Ông A bị xuất huyết não, liệt một bên chân, tay đã 15 năm; bà B bị câm điếc 5 năm; hay em H. có tới 16 năm không nghe, không nói được...
Chỉ thao tác bấm, day vào mang tai người bệnh; sau đó, kêu người bệnh lè lưỡi, thầy Yên dùng tay bấm, giật cuống lưỡi sang trái, sang phải. Xong, cho bệnh nhân uống hớp nước. Thầy Yên vỗ tay, hô lớn “1, 2, 3, 4... 9, 10”, người bệnh luống cuống... hô theo. Thầy Yên tiếp tục “Nam mô ai di đà phật”, người bệnh cũng “Nam mô ai di đà phật”. Thầy Yên khoanh tay “Cảm ơn thầy!”. Người bệnh nói theo “Cảm ơn thầy!”. Thế là người bệnh... khỏi bệnh lúc nào không hay biết.
Chỉ trong 10 – 15 phút thầy Yên chữa bệnh bằng day, bấm huyệt tai, lưỡi, họ đã nói, đã nghe được – điều mà họ đã không thể làm được trong đằng đẵng hơn chục năm trời. Tiếng tăm vang xa khỏi tỉnh Bình Phước, thầy Yên “Bắc tiến” ra tận Hà Tĩnh để chữa bệnh. Ngay trong ngày chữa bệnh đầu tiên ở Hà Tĩnh, bà Đậu Thị Huệ - đã bị liệt không đi lại, không nói năng được trong suốt 15 năm - vậy mà chỉ qua vài động tác bấm huyệt, co, duỗi cơ, bà Huệ đã đứng dậy, rời xe lăn và nói lắp bắp trong niềm sướng vui tột độ của người con trai đứng kề bên.
Tôi không ham được gọi là... thần y
Chưa từng được phong tặng bất cứ danh nghĩa nào; thế nhưng, với nghĩa cử chữa bệnh cứu người hoàn toàn miễn phí, trong số hàng ngàn người được thầy Yên chữa bệnh, có vô số người đã khỏi bệnh hoàn toàn hoặc tiến triển 70 – 80% ngay sau khi bấm huyệt đã không ngại ngần gọi Yên là “thần y”, rồi “lương y”.
Tuy nhiên, Yên trả lời rất rõ ràng: “Không phải tất cả các loại bệnh, tôi đều chữa khỏi. Nhóm bệnh tôi có thể giúp bà con là bại liệt, câm, điếc do nguyên nhân tai biến, xuất huyết não, có khi do bẩm sinh, với điều kiện cơ bắp người bệnh không bị tổn thương. Chính vì vậy, tôi không hề ham muốn gì là “thần y” cả. Tôi chỉ mong mỏi giúp người bệnh bớt khổ là vui lắm rồi, là hạnh phúc rồi”.
Thật vậy, có bao nhiêu người bệnh ngỡ ngàng, với bệnh tật đeo đẳng họ cả chục năm, tốn kém bao nhiêu tiền bạc, công sức, vẫn không hết. Vậy mà chỉ vài phút bấm huyệt, day huyệt của thầy Yên, không tốn một đồng xu cắc bạc nào, họ đã có thể đi lại bình thường, nói được những câu nói đầu tiên, dù chưa rõ ràng và nghe được âm thanh của thế giới xung quanh.
Với họ, thầy Yên là “thần y” cũng không ngoa. Trong “Tứ diệu đế”, có một mục gọi là “Khổ đế”, Đức Phật đã dạy: “Sinh ra là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, lo lắng – than thở - buồn rầu – tuyệt vọng là khổ, không đạt được điều mình ưa thích là khổ. Nói tóm lại, mọi thứ dính đến Ngũ uẩn là khổ”. Thầy Yên đã phần nào thấm được một cái khổ của con người do bệnh tật, đau được cái đau của đồng loại lỡ bị con bệnh hành hạ, nên không quản ngại bất cứ điều gì, cốt giúp mọi người bớt khổ.
Đơn giản vậy thôi, thầy Yên đã trở thành ân nhân của biết bao phận người trên khắp đất nước này. Trung tướng, Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Cốc – từng bắn rơi máy bay Mỹ trong những năm chiến tranh – sau này bị bại liệt, đã nhờ thầy Yên bấm huyệt 6 lần, mà bệnh tật đã bị đẩy lùi. Gần đây, vào cuối năm 2011, nhà văn Lê Lựu – tác giả tiểu thuyết “Thời xa vắng” nổi tiếng - bị liệt đã 3 năm nay do xuất huyết não, cũng tới để thầy Yên bấm huyệt...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.