Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Sự sống mong manh của bé 2 tuổi bị nhiễm trùng máu
(10:23:46 AM 08/08/2011)Chị Phạm Thị Hà (mẹ cháu Hồng) rơm rớm nước mắt nói về đứa con bé bỏng, tội nghiệp đang bị bệnh tật hành hạ hơn 2 năm nay và sự túng quẫn, khó khăn về kinh tế của gia đình mình.
Ngôi nhà nhỏ khoảng 20m2 của gia đình chị Phạm Thị Hà ở thôn 3, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Hỏi thăm đường đến gia đình chị Hà, một người hàng xóm cho biết: "Gia đình ấy khó khăn lắm cô chú ạ, nếu không nói là khổ nhất cái làng này. Có đứa con gái hơn 2 tuổi đã mắc trọng bệnh nên gia đình khánh kiệt vì tiền thuốc thang cho con rồi".
Chúng tôi ngồi trò chuyện với chị Hà trên chiếc giường cũ của hai vợ chồng đã sử dụng nhiều năm nay. Không một chiếc ghế ngồi, không cốc uống nước và những giọt nước mắt cứ tuôn trào trên khuôn mặt gầy guộc in hằn những vất vả, lo toan về cuộc sống của chị Hà.
Cháu Trần Thị Hồng chào đời vào tháng 7/2009 trong niềm hân hoan của cặp vợ chồng trẻ anh Trần Văn Dương và Phạm Thị Hà cùng gia đình hai bên nội, ngoại. Sinh ra, Hồng vẫn khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng hai ngày sau thì cháu có biểu hiện bị vàng da và lên cơn sốt cao, co giật. Gia đình vội vàng đưa cháu đi bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thì các bác sĩ cho biết cháu Hồng bị Não, nhiễm trùng máu, suy tim và hở họng gió.
Cháu Hồng được nằm trong lồng kính một ngày, nhưng do sức khỏe cháu quá yếu, máu trong cơ thể bị thoái hóa nghiêm trọng nên các bác sĩ đã trả cháu về cho gia đình và bệnh cháu không chữa khỏi được.
"Bác sĩ cho biết nếu muốn kéo dài sự sống, cháu Hồng phải được hút hết máu trong cơ thể và thay máu khác, nhưng cũng chỉ kéo dài được 20% sự sống thôi, vì sức khỏe cháu quá yếu. Tôi nghĩ, "còn nước còn tát" nên quyết định thay máu cho cháu. Từ đó đến nay, cháu Hồng cứ phải lên viện như cơm bữa", chị Hà buồn rầu kể.
Sau khi thay máu, cháu Hồng được đưa về nhà chăm sóc trong sự thấp thỏm lo âu của hai vợ chồng, bởi sự sống của cháu Hồng rất mong manh, cháu có thể từ bỏ vợ chồng anh chị bất cứ lúc nào.
Chị Trần Thị Hương (bác ruột cháu Hồng) tâm sự: "Nghĩ đến bệnh tật của cháu Hồng mà tôi thương vợ chồng chú Dương, mợ Hà quá. Nuôi đứa con nhỏ bệnh tật mà vất vả hơn nuôi 5 đứa con lành lặn. Trung bình 1 tháng, vợ chồng chú ấy phải lên viện 2 - 3 lần vì cháu Hồng luôn lên cơn co giật, người tím tái, khó thở, viêm chân răng…rồi lịm người đi. Bao nhiêu tài sản trong nhà mang cầm cố để chữa bệnh cho con hết, đến bữa cơm cũng khó đảm bảo".
Cũng vì bệnh tật hành hạ mà tuổi thơ của cháu Hồng chỉ biết đến bệnh viện. Đến nay cháu Hồng đã hơn 2 tuổi, nhưng vì sức khỏe, bệnh tật hành hạ nên cháu vẫn chưa biết đi, biết nói, biết lật… cháu chỉ nằm một chỗ như một đứa bé vô hồn.
"Nhìn con người ta khỏe mạnh vui chơi, bi bô tập nói mà nhìn đến con mình là lòng tôi cứ thắt lại. Cháu Hồng năm nay hơn 2 tuổi nhưng chỉ nặng 6kg, sức khỏe rất yếu. Mấy ngày nay do trời nắng nên cháu không ăn uống được gì, nước mắt, nước mũi cứ chảy dòng dòng khiến tôi lo lắng quá", chị Hà nghẹn ngào.
Đã thế, cách đây một năm, trong một lần can ngăn hai người hàng xóm đánh nhau, anh Dương đã bị chém nhầm vào má phải, đứt dây thần kinh má nhưng không nối được, anh phải nằm viện một tháng trời để điều trị. Từ đó, sức khỏe anh Dương yếu đi rất nhiều, kinh tế gia đình càng thêm khó khăn.
Ra ở riêng với hai bàn tay trắng, kinh tế gia đình vợ chồng chị Hà chỉ dựa vào 2 sào lúa cấy năm được năm mất nên túng thiếu quanh năm. Nay đứa con gái bé nhỏ lại bị bệnh tật hành hạ, năm lần bảy lượt phải lên viện, sống nhờ thuốc nên trong nhà chẳng còn thứ gì đáng giá.
Muốn có thêm chút tiền thuốc thang, chữa bệnh cho con, anh Dương phải "tha phương cầu thực" khắp nơi làm phụ hồ, bốc vác để có đồng ra đồng vào cho gia đình bớt khổ, nhưng công việc bấp bênh, buổi làm, buổi nghỉ nên thu nhập không được là bao. Chị Hà bận chăm con nên cũng không đi làm thêm được việc gì. Vì vậy, tiền thuốc thang của cháu Hồng luôn phải vay mượn tiền anh em, họ hàng chứ nói gì đến tiền mua sữa tẩm bổ cho con.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.