Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Quán phở cưu mang người Việt sau thảm hoạ động đất ở Nepal
(12:06:46 PM 28/04/2015)Là một trong những người Việt Nam đầu tiên trở về sau trận động đất 7,8 độ richter tại Nepal, chị Võ Thị Kim Cương đang tích cực hỗ trợ các nạn nhân còn kẹt lại nơi xảy ra thảm họa.
Chị Kim Cương tại nhà sau khi trở về Việt Nam - Ảnh: Hoài Nhơn
Trạm thông tin tại Nepal
Chị Cương cho biết những người Việt Nam tại Nepal có thể đến quán phở Pho 99 tại Jhamsikel, Kathmandu để tạm lánh. Nơi đây gia đình chị sẽ cung cấp chỗ ở, thức ăn và thông tin liên lạc để kết nối với cộng đồng người Việt Nam cũng như thân nhân.
Sau khi về đến Việt Nam ngày 27.4, chị Kim Cương đã chia sẻ thông tin để người Việt Nam biết và báo cho thân nhân còn ở Nepal đến Pho 99 để lánh nạn. Theo đó, những người liên quan có thể gọi số 977-980-204-3330 hoặc 977-980-398-4247 để tìm đến, chị viết trên Facebook.
Trong ngày 27.4, đã có hơn 20 người ở Nepal liên lạc với chị Kim Cương. Ngoài ra, những phóng viên hay thân nhân người Việt Nam sang Nepal cũng đã liên hệ để trú tại quán phở của chị.
May mắn đặt vé trước và về Việt Nam sớm, chị Kim Cương cho biết gia đình mình vẫn kẹt tại Nepal. Tuy nhiên quán phở lúc này là địa điểm khá an toàn và chị rất sẵn lòng tiếp tục hỗ trợ đồng bào.
Chị Kim Cương cũng đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và phối hợp trong việc truyền tải thông tin đến những người bị nạn. Chị cho biết trong các ngày 27 và 28.4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã liên tục gửi chị danh sách những người đã liên hệ với họ tại Ấn Độ và Nepal.
Quán phở "Đại sứ quán"
Việt Nam hiện chưa có Đại sứ quán tại Nepal. Tất cả những thông tin trung gian lúc này ở Nepal truyền từ Việt Nam và Ấn Độ luôn thông qua quán "Pho 99".
Đến Nepal sinh sống khoảng 5 năm rưỡi, chị Kim Cương và gia đình đã có quan hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ trong một lần tình cờ cách đây một năm. Đến nay cơ duyên ấy đã giúp chị có cơ hội giúp đỡ đồng bào, chị cho biết.
"Cách đây một năm Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đi một đoàn, ghé quán dùng phở. Sau đó chúng tôi giữ liên lạc với nhau để phối hợp thông tin liên lạc. Không ngờ bây giờ là lúc cần đến", chị nói.
Tại Nepal, chị Kim Cương là chủ hai quán phở tên "Pho 99" và "Saigon Pho". Quán "Saigon Pho" được mở cách đây 4 năm, còn "Pho 99" mở cửa trong khoảng 1 năm nay.
"Quán Pho 99 có thể chứa được khoảng 30 người. Chúng tôi đã trải qua những điều khủng khiếp từ trận động đất này, nên hiểu được khó khăn của mọi người tại đây. Gia đình tôi sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ mọi người tối đa", chị nói thêm.
Bên trong quán "Pho 99" tại Jhamsikhel - Ảnh nhân vật cung cấp
Chi nhánh Pho 99 tại Pokhara - Ảnh nhân vật cung cấp
Tình hình liên lạc tại quán phở Pho 99 sáng ngày 28.4
Tính đến ngày 28.4, có 11 người Việt Nam tại Nepal đã liên lạc với quán phở của chị Kim Cương và xác nhận tình trạng an toàn.
Danh sách bao gồm:
1-Trần Mai Trâm
2- Nguyễn Thế nghĩa
3-Trần Hoàn Anh
4-Đinh Ngọc Tiêu Phụng
5-Ho Thị Kim Nga
6-Trần Thị Hương Giang
7-Sư Thầy Nguyễn Tuấn Anh
8- Sư Thầy Bùi Quốc Anh
9-Sư Cô Nguyễn Thị Thông
10- Sư Cô Hoàng Thị Đoan
11-Trần Hồng Ngọc.
Danh sách các bạn chưa liên lạc được tại Nepal:
1-Nguyễn Hà Cẩm Tú ( du học sinh Singaopre).
2-Nguyễn Trần Luật ( dun học sinh Singaopre)
3-Nguyễn Thị Thanh Mai
4-Phạm Duy Khánh
5-Nguyễn Tất Luật
6-Turine Trần
7-Mai Phương Thảo
8-Nguyễn Phương Thanh
9-Nguyễn Mạnh Linh
10-Hồ Kim Nga
11-Quách Thuỳ Linh
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.