Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Quán cơm miễn phí cho người nghèo
(10:24:45 AM 19/10/2011)
Đứng ra tổ chức điểm phát cơm từ thiện này là ông Lê Công Thượng (72 tuổi) còn gọi là Sáu Thượng, người đã sống gần như trọn cuộc đời tại khu vực bờ kênh Nhiêu Lộc. Chúng tôi tìm đến tham quan địa điểm phát cơm vào đúng ngày diễn ra hoạt động nhân ái này. Lúc này, ông Sáu Thượng đang tất bật chỉ dẫn các anh chị tình nguyện viên vị trí đặt bàn ghế, chén dĩa và các nồi lớn đựng cơm, canh cùng các loại thức ăn đã được nấu chín. Xong xuôi mọi việc bày biện, sắp đặt “đồ nghề”, giọng ông lại vang lên sang sảng phân công nhiệm vụ dọn dẹp cho các “đồng nghiệp” sau khi bữa ăn kết thúc. Một tình nguyện viên vui vẻ cho biết, thực đơn ngày hôm ấy gồm 3 món là canh rau, đậu hũ kho tiêu và su hào xào. Thấy chúng tôi chăm chú quan sát, ông Thượng quay sang cười nói: “Chuyện thường ngày mà chú. Có chuẩn bị chu đáo, đâu ra đó thì mới khỏi bị chộn rộn, tiết kiệm thời gian, đảm bảo suất ăn được đưa tận tay người nhận”. Đến ngồi nghỉ chân, uống cốc nước mía mát lạnh tại chiếc bàn nhựa xếp đầy những quả chuối sứ, lúc này chúng tôi mới được nhìn rõ khuôn mặt của người đàn ông tuy đã bước sang tuổi thất tuần, nhưng còn rất khỏe mạnh và hoạt bát. Đưa tay chỉnh lại cặp kính lão, ông Sáu Thượng chậm rãi thổ lộ chuyện hành thiện giúp đời từ thời thanh niên cho đến lúc tóc bạc da mồi như hiện nay. Đầu những thập niên 80-90 của thế kỷ trước, xung quanh khu vực bờ kênh Nhiêu Lộc (nơi ông sinh sống) là những xóm lao động nghèo, từng dãy nhà lụp xụp chạy dọc hai bên bờ kênh nước đen ngòm vì ô nhiễm. Vốn xuất thân là dân lao động, cực nhọc bán sức làm thuê, làm mướn đổi lấy chén cơm qua ngày nên ông Sáu Thượng thấu hiểu và cảm thương với thân phận của những người bần hàn. Đặc biệt hình ảnh những người lang thang đầu đường xó chợ hành nghề lượm ve chai, móc bọc ni lông tối về chọn mái hiên, vỉa hè, ống cống, dạ cầu hay sạp hàng ngoài chợ làm nơi ngả lưng, sống vất vưởng qua ngày luôn ám ảnh trong tâm trí ông. Rồi không lâu sau đó, thỉnh thoảng người ta lại thấy một người đàn ông trung niên thản nhiên ngồi trò chuyện với các “lữ khách không nhà” ở lề đường, góc phố và ra về sau khi để lại ít đồ ăn, chút tiền mọn. Có những đêm khuya sương lạnh, người đàn ông ấy lại lẳng lặng bước đến chỗ những người vô gia cư đang say giấc, đắp lên người họ tấm chăn, chiếc áo ấm. “Thấy họ cô đơn, đói khát, lạnh lẽo lúc đó tôi chỉ biết giúp vậy thôi. Vậy mà làm cũng hơn cả chục năm”, ông Sáu Thượng thở dài nói.
Làm phước theo kiểu giải pháp tình thế mãi cũng “chán”, ông Sáu Thượng bắt đầu nghĩ đến việc phải làm chuyện lớn hơn, và ý tưởng nấu cơm cho người nghèo bắt đầu manh nha trong ông. Năm 2006, một người quen cũ, đồng thời cũng là một doanh nhân hảo tâm, khi nghe ông tâm sự về ước nguyện cao đẹp đó đã quyết định trích lợi nhuận xây dựng bếp cơm nhân đạo này. Một chị hàng xóm tốt bụng, biết tin ông Sáu sắp làm việc nghĩa cũng sốt sắng tình nguyện cho mượn sân nhà mình tại số 164/31 Trần Quốc Thảo làm nơi đặt “ông táo”. Ngày 24-6-2007, “quán cơm miễn phí Thiện Tâm” được khánh thành với 100 suất ăn đầu tiên, và người hạnh phúc nhất không ai khác chính là ông Sáu Thượng với biệt danh “bạn của kẻ lang thang”. Nói đoạn, ông Sáu Thượng đứng dậy cùng với chị Nguyễn Thị Hường, tổ trưởng tổ nấu ăn, dẫn chúng tôi vào tham quan “nhà kho” mà thực ra là một góc nhà tang lễ của ngôi chùa, do ông Sáu mượn làm nơi nấu nướng, tích trữ lương thực, thực phẩm. Gian phòng rộng khoảng 50m2 chất đầy những bao gạo, các túi rau củ, giá để xoong chảo… Chị Hường cho biết, hiện tại mỗi ngày phải nấu hết 2 bao tải (50kg) gạo mới đủ phát 400-500 suất cơm. “Những dịp vào đầu mùa thi, điển hình như mùa thi đại học năm 2011 vừa qua, điểm phát cơm nhận tham gia tiếp sức mùa thi cho sinh viên ở tỉnh, chúng tôi nấu hết 7-8 bao gạo/ngày”, ông Sáu cười khề khà nói. Mải mê quan sát, trò chuyện, đến khi quay ra thì đã 10 giờ 30, đến giờ phát cơm. Điểm phát cơm lúc này phải có đến gần trăm người tụ tập, già trẻ, lớn bé, người bán vé số, chạy xe ôm, lượm ve chai đều có đủ. Không ai bảo ai, họ đều tự giác xếp thành hàng dài, trật tự chờ nhận cơm. Hỏi chuyện người đàn ông nước da đen sạm, anh cho hay mình tên Dương Xóm, làm nghề móc bọc ni lông tại khu vực chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh). “Tôi đến ăn cơm ở đây từ ngày mới mở cửa. Mấy năm trước, khi ông Sáu mở quán phát cơm từ thiện, tôi sống bữa đói bữa no, toàn ăn đồ ăn thừa, khổ cực lắm. Tôi và bà con biết ơn ổng lắm”, anh Xóm bày tỏ. Tương tự, ông Nguyễn Văn Trung (50 tuổi) cũng là dân “ngủ bụi” sạp chợ Tân Định xúc động nói: “Có ông Sáu, mấy người bần cùng như tụi tôi còn có chút niềm an ủi. Tôi cầu cho ổng luôn mạnh khỏe để giúp thêm cho người nghèo. Mong là sẽ có nhiều người như ổng”. Đó không là chỉ là mong ước riêng của ông Trung mà có lẽ, đây cũng là điều mà cả xã hội đang rất cần! Mai Nguyễn (SGGP) |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
- Vinamilk Chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào Miền Trung
- Vinamilk tiếp tục ủng hộ Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM 500 triệu đồng cho các bệnh nhi nghèo mổ tim năm 2022
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.