»

Chủ nhật, 23/02/2025, 05:57:18 AM (GMT+7)

Ông Tây nhặt rác trên bãi biển Nha Trang

(12:04:06 PM 22/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Người dân và du khách ở bãi Dương ven đường Phạm Văn Đồng (là đường Trần Phú nối dài về phía bắc thuộc P.Vĩnh Hải, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) một tháng rưỡi nay đã quen với hình ảnh một ông Tây đi nhặt rác.

Ông Pierrot nhặt rác trên bãi Dương.

 

 

Đó là người đàn ông ngoài 50 tuổi, mặc quần bơi, áo sơmi, đeo kính đen, chân trần, tay cầm chiếc bao tải đi dọc bãi biển từ bãi Dương đến hòn Chồng.

Ông cần mẫn nhặt tất cả mọi rác rưởi trên bãi, từ ống hút nước bằng nhựa, những chiếc bao nilông, miếng xốp, que xiên đến moi từ dưới dòng nước thải đen ngòm, hôi thối xả thẳng từ cống ra biển những tấm bạt nhựa lớn, chai lọ...

 

Có khi người ta thấy ông đi nhặt rác từ sáng sớm, cũng có khi giữa trưa hoặc chiều tà. Ông bỏ rác vào bao, khi đầy thì cột lại, vác lên đặt ở gần các thùng rác ven đường chờ xe chở rác đến mang đi.

 

“Không ai tự nhiên đến đây để đi nhặt rác cả”, Pierrot, người đàn ông ấy, mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy. Pierrot cho hay ông trở lại Nha Trang để chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư mở một quán cà phê.

 

“Tôi đã kinh doanh một quán cà phê ở Nhật Bản mười năm nay rồi và giờ muốn mở ở Nha Trang này. Đó là kiểu quán cà phê cộng đồng, nơi chúng tôi có thể giúp các bạn trẻ địa phương học tiếng Anh, tiếng Pháp và bàn luận về vấn đề môi trường cũng như các vấn đề xã hội”, Pierrot cho hay.

 

“Nhưng vì sao đi du lịch, khảo sát địa điểm mở quán cà phê cộng đồng lại đi nhặt rác?”. Trả lời câu hỏi của tôi, Pierrot từ tốn: “Thuở nhỏ, nhìn thấy bãi biển ở Canada quê hương tôi bị ô nhiễm, trong tôi đã hình thành nên ý thức tự giác phải làm sạch bãi biển. Từ đó, đến nơi nào tôi cũng giữ thói quen đi nhặt rác làm sạch bãi biển. Tôi rất xót xa khi đi dạo trên những bãi biển đẹp như ở Nha Trang, Vũng Tàu, Bali (Indonesia), Rio de Janeiro (Brazil), Thái Lan... lại thấy có quá nhiều rác và chất thải. Nếu ai cũng hững hờ thì biển còn gì là đẹp, là hấp dẫn, là nơi đáng để chúng ta hưởng thụ nữa. Cho nên du lịch đến nơi nào tôi cũng đi nhặt rác”.

 

Pierrot nói thiên nhiên đã ban tặng cho Nha Trang, Vũng Tàu những bãi biển quá đẹp. “Tuy nhiên, tôi không thể hiểu nổi vì sao du khách và người dân địa phương vô tư làm hại biển như vậy. Trên bãi cát trắng phau, phẳng lì dưới bóng mát của những cây dừa xanh tuyệt vời là vậy, họ ăn uống, tiện tay vứt luôn cả bao bì, xương xẩu và những thức ăn thừa khác ra đó, rồi bỏ đi, trong khi chỉ cần đi bộ vài chục bước chân lên lề đường là có thùng để rác. Tôi cũng rất kinh ngạc khi thấy ở Nha Trang có nhiều nơi chính quyền cho mở các cống xả nước sinh hoạt dơ bẩn từ trong phố chảy thẳng ra biển mà không xử lý gì cả” - Pierrot bày tỏ.

 

Những ngày ông Pierrot nhặt rác ở bãi biển Nha Trang, một số người dân địa phương và trẻ em ban đầu thấy ngạc nhiên, rồi họ tìm hiểu và theo ông nhặt rác. Ông Nguyễn Ngọc Tĩnh, một người dân P.Vĩnh Hải đi nhặt rác với ông Pierrot, thổ lộ: “Người ta ở đẩu đâu đến đây du lịch mà có ý thức bảo vệ môi trường như vậy, mình ở đây không giữ sạch được biển cho mình thì tệ quá”.

(Theo Tuổi Trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ông Tây nhặt rác trên bãi biển Nha Trang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI