Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Nữ diễn viên chính phim “Love story” quan tâm Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam
(18:16:56 PM 04/12/2012)Nữ diễn viên Ali Macgraw (phải) và bà Jill Robinson - sáng lập viên của Tổ chức Động vật châu Á.
Ngôi sao điện ảnh người Mỹ cho biết, đây là lần đầu tiên bà đến Việt Nam. So sánh với bang New Mexico, nơi bà đang sống, Ali Macgraw khẳng định Việt Nam là “một thiên đường”, vì trong khi quê bà là một vùng đất khô hạn thì ở đây là một vùng đất xanh ngút ngàn.
“Tôi đã được biết đến Jill Robinson - sáng lập viên của Tổ chức Động vật châu Á vào năm ngoái. Và thật tuyệt vời khi tôi biết rằng năm 2005 Chính phủ Việt Nam đã hợp tác cùng Tổ chức Động vật châu Á để thành lập Trung tâm cứu hộ gấu này tại thung lũng xinh đẹp này,” bà nói. Bà cho biết, quê hương bà không có loài gấu này. Đây là loài sinh vật thông minh và chính là một nét độc đáo của Việt Nam.
Bà quan tâm đến nhiều loài động vật, và tham gia vào nhiều chương trình bảo vệ động vật tại Mỹ, Canada, và cũng vì thế, bà đến Việt Nam. “Tôi thân thuộc với nhiều khu bảo tồn động vật trên khắp thế giới, song vẫn vô cùng ấn tượng với những gì mà Tổ chức Động vật châu Á làm tại đây. Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam xứng đáng là khu bảo tồn được vinh danh thế giới”.
Theo bà, đã đến lúc con người cần đối xử với loài vật như chính đồng loại của mình. Hãy nghĩ về các khu trại tị nạn của con người trong quá khứ, khi rời khỏi các trại tị nạn, đã bao người đã không thể tồn tại được do gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, rào cản của môi trường sống, và sự khắc nghiệt của việc thích nghi với môi trường sống mới. Hãy nghĩ đến nguy cơ của những chú gấu ở đây nếu phải quay lại cuộc đời chuồng cũi.
“Tự đáy lòng mình, tôi thực sự quan tâm đến các loài động vật. Tôi mong muốn được đóng góp tiếng nói để giúp gìn giữ những điều tốt đẹp cho những chú gấu của Việt Nam. Mối quan tâm của tôi đối với các chú gấu ở đây, cũng quan trọng như mối quan tâm của tôi dành cho các chú gấu bắc cực đang dần mất đi môi trường sống do hiện tượng băng tan, loài sói ở quê hương tôi... Bởi loài người đã gây ra quá nhiều khó khăn cho các loài động vật”, bà Ali Macgraw kêu gọi.
Và cuối cùng, bà nói: “Thế giới đang dõi theo tương lai và số phận của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam. Một điều mà tôi tin từ trái tim tôi, Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam sẽ đồng thuận để giữ lại khu bảo tồn gấu duy nhất tại Việt Nam này”.
Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam đang chăm sóc 104 con gấu được cứu hộ từ các trang trại nuôi nhốt gấu và từ các đường dây vận chuyển gấu trái phép. Trong số này, có một con gấu vừa chết vì bệnh ung thư.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)