Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Những hình ảnh làm ấm lòng người dân ở thủ đô 
(21:41:36 PM 11/08/2015)
Vào mỗi tối cuối tuần, hơn 50m chiều dài con phố Đào Duy Từ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nơi rành riêng cho người đi bộ lại rộn vang tiếng cười trẻ nhỏ với những trò chơi miễn phí.
Ý tưởng làm khu trò chơi miễn phí này thuộc về nhóm các kiến trúc sư tình nguyện của Hà Nội có tên là Think Playgrounds. "Chúng tôi sử dụng toàn bộ đồ chơi bằng vật liệu thân thiện môi trường, tái chế, được thực hiện dưới sự hỗ trợ của cộng đồng, chính quyền địa phương và một vài tổ chức khác với mong muốn tạo cho trẻ em một sân chơi bổ ích, hướng về các trò chơi dân gian lành mạnh", một thành viên của nhóm này chia sẻ. Khu vui chơi này chính thức hoạt động từ tháng 4 vừa qua, đến nay đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía người dân và đã tạo được hình ảnh đẹp, thân thiện trong con mắt bạn bè, du khách quốc tế.
Nhiều tháng qua, bà Nguyễn Thị Thụng (65 tuổi, ở Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành thân quen với nhiều người lao động nghèo và những người nhà bệnh nhân khi phát nước vối miễn phí tại cổng bệnh viện K (Quán Sứ, Hà Nội).
Mỗi ngày có cả trăm người xếp hàng, chủ yếu là bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện này và người nhà của họ, chờ đến lượt được uống nước vối miễn phí. Nhiều người chạy xe ôm hay bán hàng rong thỉnh thoảng cũng ghé qua chỗ bà Thụng uống nước vối. Nhiều người ở đây thường gọi bà với cái tên vui là “bà Thụng nước vối”. Mỗi lần được phục vụ những người nghèo, bệnh nhân, bà Thụng cho rằng mình như "khỏe hơn rất nhiều vì được nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt của những người kém may mắn, khó khăn trong cuộc sống".
Vào buổi trưa và chiều tại cổng bệnh viện K (Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), những suất ăn miễn phí của một thẩm mỹ viện được trao tận tay cho người nghèo, bệnh nhân và người nhà.
Những suất ăn này được thay đổi theo ngày, có khi là mỳ xào thịt với giá đỗ cũng có ngày là suất cơm kèm theo một số món có rau thịt.
"Bữa trưa vui vẻ" tại một quán ăn trên phố Liên Trì, Hoàn Kiếm chuyên phục vụ cơm dành riêng cho những người lao động nghèo. Chủ quán ở đây chỉ lấy mỗi suất cơm có đầy đủ rau, thịt với giá 1.000 đồng.
Những lao động nghèo thường coi đây là quán ăn miễn phí vì vừa được ngồi trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, phục vụ chu đáo.
Suất cơm tại quán này có rau thịt, đậu, trứng và cả món tráng miệng.
Nhiều gia đình trên phố Hàng Bông, Hoàn Kiến thường xuyên để một bình nước để phục vụ miễn phí cho những lao động nghèo. Cô Nguyễn Thanh Hương, nhà số 67b cho biết, ngày nào cũng đun cả chục ấm nước để cho vào chiếc bình phục vụ người dân.
Chị Nguyễn Thị Lý, làm nghề đánh giầy ở khu vực phố cổ chia sẻ, "mỗi ngày rẽ vào đây lấy nước vài lần", vừa tiện vừa tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)