Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Người Sài Gòn chung tay "Giải cứu hành tây" giúp nông dân Đà Lạt
(15:31:09 PM 03/05/2015)>>Khởi động chiến dịch “Giải cứu hành Tây”: Đã có 2,5 tấn hành được tiêu thụ
5 tấn hành tây được bán hết chỉ sau 2 ngày trong chiến dịch Giải cứu hành Tây do Tin Môi Trường bảo trợ truyền thông- Ảnh: S. Đông
Như Tin Môi Trường đã thông tin, trước thông dân Lâm Đồng đang gặp khó khăn vì hành tây thương phẩm bị thương lái chèn ép, thu mua với giá rẻ mạt, chỉ từ 800 - 1000 đồng/kg hoặc không tiêu thụ được, nhiều nơi nông dân đã phải đổ bỏ sản phẩm đã tốn biết bao công sức để làm ra. Trong khi đó, giá bán lẻ hành tây ở TP HCM không hề rẻ, từ 9.000 - 10.000 đồng/kg, tức là gấp 10 lần giá thương lái mua tại vườn. Chính vì vậy, hội tình nguyện viên Đồng hành cùng nông dân phối hợp cùng Công ty CP Giải pháp Thương mại điện tử Năm Sao và Tin Môi Trường đã triển khai Chiến dịch "Giải cứu hành tây”.
Theo đó, Nhóm tình nguyện lên tận nhà vườn trên Đà Lạt, trực tiếp thu mua hành tây với giá 2.500 đồng/kg và vận chuyển về TP HCM bán lại với giá 5.500 đồng/kg. Trong đợt đầu của chiến dịch, nhóm đã mua 5 tấn hành tây của nông dân Đà Lạt đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Sau đó, 120 tình nguyện viên từ các trường ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ Thực phẩm đã chia thành 4 nhóm bán hành tây. Các tình nguyện viên vận động các quán ăn, nhà hàng, bếp ăn từ thiện mua hành tây giúp nông dân.
Kế hoạch dự kiến, chiến dịch Giải cứu hành tây sẽ diễn ra trong 3 ngày nhưng ngay từ sang ngày 3/5, rất đông bà con đã tìm đến các địa điểm bán hành tây của chiến dịch để mua hàng ủng hộ nông dân. Người ít 1 vài kg, người nhiều lên tới vài chục ký, ai cũng hớn hở vui mừng khi mua hàng ủng hộ chiến dịch. Bà Nguyễn Thị Năm, chủ 2 tiệm phở tại Q. Bình Thạnh, hớn hở treo giỏ hành vừa mua được nói “Qua báo chí, tui biết được các cháu sinh viên triển khai chiến dịch này, nên sang nay tui sắp sếp đi sớm liền. Mua hành tây Đà Lạt, vừa ủng hộ bà con, vừa yên tâm với chất lượng. Chứ mua hàng ngoài chợ có khi toàn hàng Trung Quốc không à.”
Theo ban tổ chức, điểm bán hành tây tại Đại Học Sài Gòn là điểm hết hàng sớm nhất, lúc 9h30 sáng, tổng lượng hàng tiêu thụ tại điểm này là hơn 1 tấn. Tiếp đó là các điểm bán Bình Thạnh, Thủ Đức và Tân Phú cũng cháy hàng. Tính đến 13h cùng ngày, toàn bộ 5 tấn hành tây Đà Lạt đã được tiêu thụ hết.
“Dự kiến, đợt hàng đầu tiên này tụi em sẽ bán trong 3 ngày, nhưng không ngờ chỉ 1 ngày rưỡi đã bán sạch. BTC Chiến dịch xin trân trọng cám ơn bà con cô bác đã ủng hộ để chiến dịch thành công tốt đẹp. Rất mong nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người trong những chiến dịch sau”- bạn Nguyễn Công Trí, sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc Gia TP HCM, Trưởng Ban tổ chức chiến dịch chia sẻ.
Ảnh: S. Đông
Ảnh: Vũ Phượng
Chiến dịch "Giải cứu hành tây" thu hút 120 tình nguyện viên tham gia
Chiến dịch “Giải cứu hàng tây” nằm trong dự án Đồng hành cùng nông dân, do nhóm TNV Đồng hành cùng nông dân, dưới sự tài trợ của Công ty CP Giải pháp Thương Mại điện tử Năm Sao. Mục đích chính của dự án Đồng hành cùng nông dân là kêu gọi sự quan tâm của các cơ quan chức năng quy hoạch chi tiết, khoa học để tránh tình trạng người nông dân nuôi trồng, sản xuất tràn lan, dẫn đến tình trạng được mùa mất giá. Bên cạnh đó, với các hoạt động của mình, nhóm cũng mong muốn nông dân không chạy theo phong trào mà phá vỡ những quy hoạch đã được tính toán.
Tin Môi Trường (tinmoitruong.vn) là đơn vị bảo trợ truyền thông chính thức của chiến dịch này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.