Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Lương Cà Chương đã trở lại Bản Chiềng Ban
(12:22:16 PM 11/04/2013)Được sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái, hai cha con bệnh nhân khốn khổ Lương Cà Chương đã được trở về bản Chiềng Ban
Lương Cà Chương, sinh năm 1996,cha là Lương Văn Chương (sinh năm 1976), mẹ là Vi Thị Hồng (sinh năm 1976) ở Bản Chiềng Ban, xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Chương là con trai lớn, sau có em gái Lương Thị Thường 14 tuổi và em út Lương Thanh Viện 3 tuổi. Bà Nội của Chương đã hơn 80 tuổi, không còn đi hái rau rừng được nữa, chỉ ngồi bên bếp lửa vuốt ve con chó. Cha mẹ là dân tộc Thái, sinh sống nhờ 1 sào rẫy trồng lúa mỗi năm 1 vụ, nhà nghèo. Cha mẹ bệnh nhân không được đi học, không biết chữ, nói tiếng Việt khó khăn.
Khi hỏi tại sao hai cha con lại cùng tên Chương? Anh Lương Văn Chương- cha của Lương Cà Chương ấp úng mãi mới nói: “Đặt một tên là được rồi” !
Căn nhà gỗ cấp 4 có 3 gian và thêm một gian bếp tuềnh toàng đầu hè. Nhà của họ làm theo kiểu đơn giản của người Kinh, không phải nhà sàn truyền thống của người Thái. Trong nhà chẳng có vật dụng gì đáng giá, cái gì cũng cũ kỹ và cáu bẩn.
Chương ốm yếu, bệnh tật, nhưng nói tiếng Việt khá hơn cha nhiều. Em học đến lớp 6, vì bệnh tật đành phải nghỉ. Tôi rất bất ngờ bởi 17 tuổi mà Chương nhỏ xíu như đứa trẻ lên 5, nặng 24kg, nhưng mặt thì không còn non nữa. Em đang canh chừng đứa em trai út đong đưa trên chiếc võng rách trước hiên nhà, chân đi đất lấm lem! Nét mặt rất hiền lành, dễ thương, cam chịu và buồn tủi! Có vẻ e dè khi thấy tôi bước vào sân…
Chương sinh ra và lớn lên bình thường. Em được đến trường và học khá. Cách đây 6 năm em bị đau bụng, cha mẹ nghĩ đau bình thường nên chỉ xoa dầu và cho uống các loại lá rừng. Cúng ma cũng không thấy lành bệnh. Đến ngày thứ 8 họ thấy Chương rất yếu mệt, không còn hơi sức để nói nữa, nên mới đưa đi bệnh viện.
Tới bệnh viện huyện Quỳ Châu, cách nhà 15km đường rừng, lúc đó là 2 giờ chiều. BS Quý trưởng khoa và BS Thủy phó khoa Ngoại thăm khám và hội chẩn nhanh, chẩn đoán Chương bị “Viêm phúc mạc ruột thừa” quyết định mổ cấp cứu. Nghĩa là bị Viêm ruột thừa cấp, để quá lâu nên bị vỡ gây viêm nhiễm toàn ổ bụng – một tình trạng bệnh lý rất nghiêm trọng mà thấy thuốc ngoại khoa nào cũng dè dặt khi tiên lượng!
Viêm ruột thừa là một bệnh thường gặp, dễ điều trị với điều kiện phải được phát hiện và phẫu thuật trong vòng 24 tiếng đồng hồ, cùng lắm là không quá 48 giờ. Nếu được phẫu thuật nội soi thì vết sẹo rất nhỏ, đẹp và sức khỏe hồi phục nhanh. Nếu để lâu, ruột thừa mưng mủ và vỡ gây ra viêm toàn bộ ổ bụng đe dọa tính mạng, để lại những di chứng dính ruột về sau. Hậu quả của dính ruột là đau bụng kinh niên, táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính, có khi tắc ruột.
Chương tới bệnh viện đã 8 ngày, trong tình trạng rất nặng, sốt cao, đau bụng, thở hổn hển, xanh tái, vã hồ hôi hột, tay chân lạnh kèm theo bí trung đại tiện. Biến chứng nguy hiểm này gọi là “ Viêm phúc mạc”, nghĩa là toàn bộ màng bụng bị viêm do ruột thừa vỡ tràn mủ toàn ổ bụng, bệnh nhân bị sốc do nhiễm trùng và nhiễm độc! Đây là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, tốn nhiều tiền thuốc và rất dễ tử vong. Dù cứu sống vẫn dễ bị di chứng dính ruột. Bởi các đoạn ruột xung quanh ruột thừa bị viêm nhiễm và dính lại với nhau, khiến bệnh nhân khốn cùng và thầy thuốc cũng rất mệt mỏi!
BS Quý cho biết khi mở ổ bụng thấy mủ đặc và rất nhiều giả mạc. Lau rửa ổ bụng xong, BS đặt sonde dẫn lưu chất bẩn, rồi khâu thành bụng. 8 ngày sau, Chương ra viện. Về nhà 2 ngày đau bụng phải quay lại bệnh viện! Nằm tiếp 1 tuần, bệnh tạm ổn mới về nhà. Kể từ đó căn bệnh đau bụng thường xuyên hành hạ em, ít nhất mỗi tháng một đợt 3-5 ngày, đau đến mức phải đi lom khom!
Gia đình Lương Cà Chương trú trong căn nhà "trống toác" lá ở Bản Chiềng Ban, xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Bệnh hành hạ, sức khỏe sa sút, Chương đành gác lại giấc mơ đến trường. Với khát khao cháy bỏng được học hành, em đã 5 lần xin quay lại lớp học, nhưng kết cục phải cúi đầu trước căn bệnh quái ác. Em chỉ học đến lớp 6, mà lẽ ra bây giờ đã là lớp 11!
Em không đếm nổi bao nhiêu lần đi bệnh viện huyện! Cha mẹ kiệt quệ sức lực và tiền bạc. Cách đây 3 năm, cha mẹ em bán con trâu, tài sản có giá trị nhất của gia đình, được 8 triệu để đưa em đi bệnh viện Nhi Nghệ An. 7 ngày nằm chữa trị, tiêu tốn hết toàn bộ tiền bán trâu thì cha con quệt nước mắt dắt nhau về!
Tháng 7 năm 2012, Chương được BS Quý và BS Thủy đưa về Vinh, sau đó xin lên Tàu bệnh viện Mercy của Hải quân Mỹ neo đậu ngoài biển Cửa Lò, Nghệ An thực hiện sứ mệnh nhân đạo chữa trị cho bệnh nhân nghèo trong tỉnh. 4 ngày trên tàu cũng làm các khám nghiệm, BS dự định phẫu thuật thì tàu nhổ neo, Chương được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Nghệ An. Nằm ở đây 11 ngày, tiêu tốn hết số tiền 3 triệu bà con gom góp giúp đỡ, hai mẹ con lại một lần nữa gạt nước mắt về quê mà không biết bị bệnh gì! Trong lúc em nằm tại bệnh viện, ông Nội ở nhà lâm bệnh nặng, sau đó qua đời.
Chương (cha) cho biết, bây giờ đi bệnh viện không ai cho xu nào, vì họ đã quá nhiều lần giúp đỡ cháu đi viện rồi. Sáng 11/ 3, hai cha con Chương dậy từ 3 giờ sáng, nhịn đói đi bộ 3km ra đường cái bắt xe đò về Vinh. Trong túi chỉ có 500,000 đồng mà một mạnh thường quân vừa tặng. Chương nói, giờ đi vay tiền mọi người không cho, còn xua chó ra đuổi, họ nói cho nhà Chương vay lấy gì trả? Trong khi đó người ta vẫn cho vay 1 triệu thì lấy lãi 100.000 đồng mỗi tháng!
Hai cha con chờ 1 giờ thì có xe đò, gần trưa có mặt tại bệnh viện.
Xe đò lấy 200.000 đồng, xe ôm chở hai cha con từ bến xe tới bệnh viện 3km lấy 40.000 đồng, trong khi người thành phố đi chỉ mất 10.000 đồng!
Được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm, Chương đã được vào Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Nghệ An. Ở bệnh viện đa khoa Nghệ An 15 ngày, Chương được chuyển qua BV Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Tại đây Lương Cà Chương đã được Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm và tất cả anh chị em ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tận tình giúp đỡ và chữa trị hoàn toàn miễn phí .
Tròn 1 tháng kể từ khi hai cha con bệnh nhân khốn khổ Lương Cà Chương rời khỏi nhà, hiện Chương đã bình phục.
Giáo sư Liêm cho biết, Chương giờ không có khối u nào trong bụng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.