Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Lão "rác"
(10:23:14 AM 04/05/2014)
Ông Hoàng (trái) và ông Trí cần mẫn mỗi ngày làm sạch đường làng - Ảnh: Trần Mai
“Lão rác” tên là Nguyễn Tấn Hoàng (84 tuổi, thôn Hòa Tân, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi).
Chiều tối, con đường làng dần đông đúc, khi người người đang vội vã về gia đình sau một ngày lao động thì ông Hoàng lại bắt đầu công việc thầm lặng của mình. Chiếc xe rùa đẩy đi dọc con đường bêtông cắt ngang thôn Hòa Tân, ông lão lặng lẽ nhặt từng bao nilông, dọn sạch lá cây rơi... để đường làng sạch đẹp.
Ông Hoàng kể lớn lên tại làng Hòa Tân, ký ức về làng là những con đường dài không bao nilông, không xác chết động vật bừa bãi. Ngày đó, con đường đất nhỏ nhưng trẻ trong làng tha hồ vui chơi trên đường làng sạch sẽ, dưới những hàng tre xanh mát mẻ. Người làng ý thức lắm, đường không bao giờ có rác vì được quét thường xuyên, cả làng cùng nhau giữ lối đi sạch.
Qua tuổi 70, làng Hòa Tân nơi ông ở trở nên nhếch nhác, người dân vô tư đổ rác ngay nghĩa địa làng. Những bãi rác tự phát cứ lớn dần và nhiều hơn, chỗ nào vắng người ở lập tức được “quy hoạch” thành bãi rác chỉ sau vài tháng.
Ông quyết định giải phóng những đống rác. Ban đầu ông mang cuốc, xẻng đào hố chôn bãi rác lớn nhất làng.
Dọn xong, ông treo biển cấm đổ rác. Thấy ngày nào ông cũng lui cui đi dọn rác, nhiều người nói ông dở hơi, ngay cả con ông cũng ngăn cản. Ông nói: “Già rồi, chẳng làm được gì giúp làng, giúp xã, thôi thì làm việc bao đồng, chỉ mong người dân ý thức hơn với môi trường”.
Ông chỉ cái cào gắn bó với mình, nói: “Tuổi đời của nó bằng với đứa cháu học lớp 8 đấy”. Ông Hoàng quý cái cào đến mức mấy đứa cháu “phá đồ nghề” liền bị ông đánh đòn. Cứ mỗi buổi sáng, ông đi dọc đường làng quan sát, xem chỗ nào có rác. Chiều ông đi đến dọn. “Mấy người vứt rác phần lớn vào khuya hoặc sáng sớm để không ai thấy, nên sáng ra chỗ nào rác nhiều thì chiều đến dọn trước” - ông cho biết. Những lần gặp phải bao rác “khủng” nguyên con heo chết, ông đi đào hố rồi chờ ai đi qua nhờ chuyển giúp lên xe mang đi chôn.
Chiếc cào đã mòn đi rất nhiều. Sức khỏe của ông cũng đã không còn như 14 năm về trước. Những ngày trái gió trở trời, vợ con khuyên ông đừng làm nữa, giữ gìn sức khỏe nhưng ông vẫn là “lão rác”. Hơn hai năm qua, ông Hoàng không còn đơn độc nữa. Một người bạn già, ông Nguyễn Trí (87 tuổi), ở cạnh nhà, cùng ông Hoàng đi dọn rác. Ông Trí nói: “Sức khỏe tôi không được tốt, vậy mà đi dọn rác hai năm qua tôi thấy khỏe ra, đôi chân khỏe hơn”. Người dân thấy hai ông già lo chuyện môi trường nên đã ý thức hơn, có vứt rác cũng ném vào hố chôn, đốt.
Hai ông lão lấy tiền trợ cấp người cao tuổi của mình thành lập quỹ “Ai bắt được người vứt rác sẽ thưởng 50.000 đồng”. Người dân qua lại làng Hòa Tân giờ đã quen với hai ông lão râu tóc trắng xóa, đội chiếc mũ phớt sờn màu đi dọn rác dọc đường làng. Thầm lặng nắng mưa để giữ gìn con đường làng như tuổi thơ hai ông từng gắn bó.
Ông Trần Văn Quý - trưởng thôn Hòa Tân - nhìn nhận: “Ý thức của dân làng với môi trường đã khá hơn trước rất nhiều từ khi cụ Hoàng bỏ công dọn rác. Cụ Hoàng và cụ Trí là tấm gương cho thanh niên trong xã”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.