»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:21:36 AM (GMT+7)

Khi các lão nông làm lộ, xây cầu

(15:25:14 PM 31/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Ở miệt vườn ấp Tiên Phú 1, xã Tiên Long (Châu Thành, Bến Tre) nơi nào có cầu, lộ (đường) cần nâng cấp là ban kiến thiết dân lập tự khảo sát, thiết kế, tính toán và vận động bà con trong xóm chung sức xây dựng.

 

 

Xây dựng đường nông thôn ở Tiên Phú - Ảnh: Lư Thế Nhã

 

Ban kiến thiết dân lập này được hình thành từ một nhóm lão nông tri điền tâm đầu ý hợp, quyết xây dựng làng quê khang trang hơn.

 

Chung tay, góp sức

 

Từ nghĩa cử cao đẹp của ông Lê Văn On (thường gọi là ông Tám On) - một mình bỏ tiền, bỏ công xây cầu Rạch Tú - đã thúc giục các cụ, các ông trong nhóm lão nông chung tay góp sức. Đó là các ông: Nguyễn Văn Kiển, Năm Kiểm, Ba Ngỡi, Chín Thới, Sáu Quận, Bảy Ron, Sáu Thêu, Chín Đào. Họ đã bàn với nhau, kết hợp với ông Tám On làm lộ, xây cầu.

 

Ban kiến thiết dân lập ra đời một cách tự nguyện như vậy từ năm cuối của thế kỷ 20 do ông Lê Văn On làm trưởng ban. Mục tiêu của ban kiến thiết dân lập là vận động bà con trong ấp cùng nhau hiệp lực xây dựng cầu đường nông thôn.

 

Bắt đầu việc chỉnh trang đường mòn, cầu khỉ, ban kiến thiết làm một cuộc khảo sát hết cầu đường giao thông trong ấp và lên kế hoạch nơi nào cần làm trước, nơi nào sau, tất cả vì lợi ích chung, không vì lợi ích của cá nhân nào. Khi thống nhất thi công đoạn đường, cây cầu nào, ban kiến thiết tự thiết kế công trình và tính toán chi phí, sau đó vận động bà con đóng góp tiền mua cát, đá, sắt, thép, ximăng.

 

Gia đình khá đóng góp đủ số tiền đã chia đều, gia đình khó khăn đóng góp ít hơn, phần còn lại các thành viên trong ban kiến thiết “bao” hết. Thường ban kiến thiết vận động được mạnh thường quân là những gia đình khá giả đứng ra chịu hơn phân nửa chi phí cho công trình. Một trong những mạnh thường quân nổi bật ở vùng quê này là ông Phùng Văn Thắm, đã đóng góp trên 2.000 bao ximăng cho các công trình cầu, lộ.

 

Việc thi công nâng cấp lộ hoặc cầu ở đây cũng thật đông vui với tình cảm gắn bó của xóm làng. Thanh niên, phụ nữ, người già cùng góp ngày công lao động của mình. Các gia đình có đoạn lộ hay cây cầu được nâng cấp, tự đăng ký nấu cơm cho anh chị em lao động cùng ăn. Đối với công trình phải thi công nhiều ngày, từng gia đình thay nhau nấu cơm. Cũng có nhiều gia đình nhiệt tình lo cơm nước cho anh chị em lao động suốt thời gian thi công công trình.

 

Ở những nơi nghèo không thể lo cơm nước cho lực lượng thi công, ban kiến thiết dân lập góp tiền mua gạo, thực phẩm và nhờ bà con nơi có công trình đi qua nấu cơm giúp cho anh chị em làm lộ, xây cầu được no lòng.

 

Lớp kế thừa

 

Sau hơn 10 năm làm công việc chỉnh trang giao thông nông thôn, nhiều cụ trong ban kiến thiết dân lập tuổi đã cao, thì đã có các thế hệ kế tiếp tình nguyện nối tiếp truyền thống tốt đẹp. Đó là các ông: Lê Văn Quán, Phùng Văn Thắm, Nguyễn Văn Đền, Nguyễn Văn Công, Võ Văn Đức... Trong đó, ông Lê Văn On tiếp tục được bầu làm trưởng ban.

 

Mới đây, ngày 15-8-2011, người dân ở tổ nông dân tự quản 5A và 5B ấp Tiên Phú 1 tự nguyện hiến đất vườn để nâng cấp con lộ bêtông liên ấp Tiên Phú 1 với ấp Tiên Phú 2, từ 1,2m lên 2m, dài 100m. Công trình này được ông Phùng Văn Thắm tặng 120 bao ximăng và bà con trong ấp đóng góp hơn 30 triệu đồng. Đến nay, ban kiến thiết dân lập đã hoàn thành 9/9 cầu giao thông nông thôn, trong đó có công trình lớn là cầu Rạch Sâu nối ấp Tiên Phú 1 và Tiên Phú 2 có chiều dài 30m, ngang 2,3m, tổng chi phí 35 triệu đồng.

 

Từ ngày có lộ, cầu bêtông “hòa mạng” với lộ xã, lộ huyện, giao thông nông thôn ở ấp Tiên Phú 1 không chỉ thuận tiện mà kinh tế vườn cũng phát triển. Trước đây đường đất, trời mưa lầy lội, thương lái vào vườn mua trái cây phải khấu trừ vào chi phí vận chuyển làm giá trái cây xuống thấp. Nay có đường bêtông, thương lái vào tận vườn mua trái cây, đóng thùng xuất khẩu và thuê nhân công lái xe máy chở ra tận vựa.

 

Từ mua bán thuận tiện, nhà vườn ứng dụng kỹ thuật cho chôm chôm ra trái vụ. Mới đây 34ha chôm chôm ở ấp Tiên Phú 1 đã được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ.

 

Có đường giao thông, ấp Tiên Phú 1 đã thay da đổi thịt. Ông Phùng Văn Đổi, bí thư chi bộ ấp, cho biết toàn ấp đã có 10/41 hộ thoát nghèo bền vững, 70% nhà xây mới gồm nhà kiên cố và bán kiên cố.

 

Chưa bằng lòng với hiện tại, ban kiến thiết dân lập đang vận động bà con trong ấp tiếp tục hiến đất vườn để mở rộng các lộ hẹp lên 2m.

 

 

Theo LƯ THẾ NHÃ/TTCT

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khi các lão nông làm lộ, xây cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI