Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Hơn 14 tỉ đồng ủng hộ "Nước cho vùng hạn, mặn"
(00:31:30 AM 09/04/2016)
Các em nhỏ duyệt bài lần cuối trước khi biểu diễn trong chương trình - Ảnh: Quang Định
Đúng 18g chiều 8-4, khu vực sân khấu Sen Hồng, Q.1, TP.HCM, đã tấp nập rộn ràng với sự có mặt hàng trăm diễn viên múa và các vận động viên TDTT, đội múa trống, múa lân...
Cùng khán giả tạo nên kỳ tích
Mang đến Đêm Kết nối yêu thương 3 - Nước cho vùng hạn, mặn lần này không phải một, hai ca khúc mà là cả một chương trình nghệ thuật với gần 80 diễn viên múa, chưa kể hậu cần, phục trang, đạo cụ đi kèm mà không đòi hỏi một đồng cát-xê nào, thậm chí xăng xe đi lại, đó là những nghệ sĩ đến từ đoàn ca múa nhạc dân tộc Bông Sen.
Mướt mát mồ hôi phía sau hậu trường, NSND múa Vương Linh thật lòng chia sẻ: "Để có một tổng thể dài hơn 60 phút mang đến chương trình, chúng tôi phải chọn lựa kĩ càng từng tiết mục có không khí, bối cảnh phù hợp trong số hàng trăm tiết mục đã từng đi biểu diễn khắp nơi của nhà hát Bông Sen. Nhưng chủ trương của tôi và anh Đặng Hùng là không chỉ mời những diễn viên múa người lớn mà ưu tiên cho cả các bé trong nhóm Những ngôi sao nhỏ đi tham dự. Bởi hạn hán, nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng đến cha mẹ, ông bà mà chính các cháu nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long cũng khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi.
Chúng tôi muốn các cháu ở TP có điều kiện hơn được tham gia vào những chương trình như thế này để giáo dục cho các cháu sự yêu thương và chia sẻ. Suốt hai tuần qua chúng tôi luyện tập không ngừng vì số lượng nghệ sĩ múa lên đến hơn 80 người và ráp với sân khấu rất vất vả trong điều kiện thời tiết nóng nực ...Nhưng nghệ sĩ là thế!
Chúng tôi tin là sự lan toả thông qua nghệ thuật là sự lan toả có thể chạm đến trái tim của khán giả nhanh nhất mà đôi khi không cần ngôn ngữ. Với sự chân thành đó, tôi mong khán giả sẽ cùng chúng tôi tạo nên kì tích trong buổi tối hôm nay".
Đảm nhiệm vai trò là những người mở màn cho chương trình Kết nối yêu thương 3 - Nước cho vùng hạn mặn, các em thiếu nhi của nhóm múa Những ngôi sao nhỏ được bố mẹ chỉnh trang thật xinh đẹp để tự tin bước lên sân khấu.
Anh Trịnh Đức Hoàng, thành viên nhóm Liên Hữu Đường thuộc đoàn thể thao của nhà Thể thao Phú Thọ, cười giòn khi luyện tập cùng với nhóm múa trống và lân trước giờ khai mạc: "Mình quê Sóc Trăng nè, biết tin có một chương trình ý nghĩa và thiết thực như vậy thì cũng mong được cùng các anh chị em tham gia góp vui trong chương trình".
Những "giọt nước đầu tiên" cũng được khán giả đến xem chương trình tự nguyện bỏ vào 2 thùng quyên góp đặt ngay phía trước sân khấu.
Nối tiếp tinh thần thượng võ của đôi vận động viên dance sport Đức Thiện - Ngọc Luice, nhóm võ thuật Vovinam, Wushu, đội cheerleader IU - vô địch toàn quốc giải Cheerleader toàn quốc 2015 - mang đến trong phần mở màn, Groove - ban nhạc đầy lửa với ba giọng ca "khủng" đến từ Phillipines - mang đến sự sôi động, cuồng nhiệt với ba ca khúc: We are the world, Ước gì và Xin lỗi tình yêu.
Khi hai ca sĩ nữ của chương trình cất giọng bằng tiếng Việt hát ca khúc Ước gì - một hit của ca sĩ Mỹ Tâm, gần 1.000 sinh viên của các trường ĐH đến với chương trình Nước cho vùng ngập mặn đã vỗ tay và hò reo nồng nhiệt.
Groove là một trong những nhóm nhạc Phillipines trình diễn khá nhiều năm nay tại Sài Gòn và rất nhiệt tình trong các hoạt động thiện nguyện.
Không còn khoảng cách
Khoảng 20g, tức khoảng 30 phút trước giờ lên sóng trực tiếp trên kênh HTV9, sân khấu Sen Hồng đã đông nghẹt trong biển người. Rất đông những gương mặt trong đó là các bạn trẻ.
"Tụi em đóng góp chút xíu à, có 100 ngàn đồng thôi. Nhưng em đọc trên báo thấy 14.000 là mua được 1m khối nước cho vùng hạn mặn rồi, nên cứ tới. 10 người tụi em là cũng được 1 triệu đồng rồi", Trâm Anh, sinh viên trường ĐH Khoa học Tự Nhiên TP.HCM, chia sẻ.
Đa dạng và phong phú thể loại trình diễn, sau những tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc của các nghệ sĩ nhà hát Bông Sen, sự xuất hiện của ảo thuật gia Trần Định từng đoạt nhiều huy chương với những tiết mục kì thú với trăn, thỏ, chim bồ câu thu hút sự tò mò và quan tâm của nhiều người.
Sức nóng của sân khấu vì thế cũng ngày một "dâng cao"!
Tiết mục công phu được chờ đợi khá nhiều trong chương trình là tổ hợp múa Nàng tiên cá của NSƯT Linh Nga và nhóm múa đã làm mãn nhãn người xem bởi sự đầu tư công phu từ trang phục, số lượng người tham gia trình diễn đến vẻ đẹp khó cưỡng của nữ nghệ sĩ múa rất được yêu thích.
Nhưng cả sân khấu chỉ thực sự "bùng nổ" khi nữ ca sĩ Thu Minh thể hiện ca khúc Bóng cây Kơ-nia, ca khúc làm nên tên tuổi của Thu Minh trong làng nhạc khi tham gia cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 1993.
Hàng ngàn khán giả của Nước cho vùng hạn, mặn vỗ tay theo nhịp hưởng ứng theo bài hát này của Thu Minh và nghệ sĩ đàn T'rưng Hồ Nga trong suốt thời gian cô biểu diễn trên sân khấu.
Đúng 22g, ban tổ chức vui mừng thông báo tổng số tiền quyên góp lên đến 14 tỉ đồng, tương đương 1 triệu mét khối nước cho người dân bị hạn, mặn.
Các nam nghệ sĩ trong chương trình như Quang Hà, Rapper Đinh Tiến Đạt, nhóm MTV... đã cùng hoà giọng trong ca khúc Năm anh em trên một chiếc xe tăng - ca khúc khép lại chương trình trong một không khí không thể thân mật và hào hứng hơn.
Không còn khoảng cách giữa các nghệ sĩ và khán giả nữa khi toàn bộ nghệ sĩ đều ùa xuống sân khấu bắt tay và mời khán giả hoà giọng với mình. Tình cảm gắn kết đã được thể hiện thật chân thành như thế!
Chương trình nghệ thuật Nước cho vùng hạn mặn do Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Đài truyền hình TP.HCM phối hợp thực hiện diễn ra vào 18g ngày 8-4 tại sân khấu Sen Hồng, công viên 23-9 (Q.1, TP.HCM).
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)