»

Chủ nhật, 23/02/2025, 06:26:33 AM (GMT+7)

Hà Nội:Dân phượt vừa leo vừa nhặt rác tại núi Trầm

(20:10:52 PM 31/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Chiều 30-5 và sáng 31-5, khoảng 20 “phượt thủ” tập hợp trên mạng xã hội đã leo và nhặt rác tại núi Trầm (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Hà Nội gần 25km).

Hà[-]Nội:Dân[-]phượt[-]vừa[-]leo[-]vừa[-]nhặt[-]rác[-]tại[-]núi[-]Trầm
Rác bị du khách vứt sâu trong vách núi gần chùa Vô Vi gây mất cảnh quan - Ảnh: Lê Hồng Thái


Các bạn trẻ có niềm đam mê du lịch bụi cùng nhau chinh phục năm đỉnh của núi Trầm (hay còn gọi là Tử Trầm Sơn) và thực hiện nhặt rác tại một số địa điểm ở đây như chùa Trầm, chùa Vô Vi, khu cắm trại…

Nhóm bạn thu gom được gần 100kg rác đủ loại (chủ yếu là túi, bọc nhựa), sau đó mang số lượng rác này ra bãi rác tập trung của xã Phụng Châu.

Núi Trầm là tập hợp các ngọn núi đá thu hút khá nhiều khách du lịch, nhất là các bạn trẻ lên đây cắm trại vui chơi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây một số du khách xả rác bừa bãi, đặc biệt là khu vực chùa chiền.

“Tôi là người yêu núi Trầm và xót xa thấy cảnh rác thải tràn ngập ngọn núi. Tôi nghĩ mình cần làm một điều gì đó để có thể khắc phục phần nào tình trạng này” - anh Ngô Huy Hòa (Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội) nói.

Anh Hòa tập hợp được khoảng 20 bạn trẻ để thực hiện buổi “phượt” ý nghĩa. Không chỉ leo núi, chụp lại những cảnh vật đẹp xung quanh mà họ còn nhặt rác cải thiện cảnh quan.

Mọi người xả rác “vô tư”

Theo bà Lê Thị Tung, quét dọn tại chùa Vô Vi, thì lượng rác ngày càng gia tăng. "Nhiều du khách dù đã được nhắc nhở những vẫn vô tư xả rác. Trên những đỉnh núi Trầm, nhiều bạn trẻ lên đó hóng mát đã “hồn nhiên” để lại nào vỏ bánh kẹo, chai nước… khiến cảnh quan chùa nói riêng và khu núi Trầm vô cùng nhếch nhác".

Trong những hốc đá của khu cắm trại, hàng chục trăm kg rác được vùi một cách có chủ đích. Sau một thời gian cỏ mọc trùm lên khiến công tác dọn dẹp khó khăn.

Bạn Lê Đức (Giang Văn Minh, Hà Nội) cảm thấy bức xúc khi mọi người có thể lại tiện tay xả rác. “Tôi hi vọng mọi du khách hãy tôn trọng bảo vệ những nơi mình đặt chân qua. Đừng để gì lại ngoài những bước chân”, Đức nói.


Hà[-]Nội:Dân[-]phượt[-]vừa[-]leo[-]vừa[-]nhặt[-]rác[-]tại[-]núi[-]Trầm
Mọi người chuyền tay nhau những túi rác để đưa xuống núi - Ảnh: Lê Hồng Thái
Hà[-]Nội:Dân[-]phượt[-]vừa[-]leo[-]vừa[-]nhặt[-]rác[-]tại[-]núi[-]Trầm
Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng mọi người vẫn kiên trì nhặt rác - Ảnh: Lê Hồng Thái
Hà[-]Nội:Dân[-]phượt[-]vừa[-]leo[-]vừa[-]nhặt[-]rác[-]tại[-]núi[-]Trầm

Rác được thu gom đưa đến khu vực bãi rác tập trung cách đó khoảng 500m - Ảnh: Lê Hồng Thái



* Núi Trầm - vẻ đẹp của đá vôi và cánh đồng lúa


Núi Trầm nằm tại địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, là nơi nổi tiếng của ba ngôi chùa: Trầm, Hang và Vô Vi. Nhưng với dân du lịch bụi, núi Trầm là nơi tập dượt trước khi leo những đỉnh núi khó hơn ở Tây Bắc như Fansipang, Tà Xùa…

Ở đây, những hòn núi đá sừng sững mọc lên giữa cánh đồng bao la. Thời điểm đẹp nhất để leo núi Trầm là buổi bình minh và hoàng hôn. Sẽ mất 15-30 phút để leo lên tới đỉnh của một trong năm ngọn.

Những hình ảnh đẹp mắt nhìn từ núi Trầm:

 

Hà[-]Nội:Dân[-]phượt[-]vừa[-]leo[-]vừa[-]nhặt[-]rác[-]tại[-]núi[-]Trầm
Núi Trầm trở thành địa điểm yêu thích của dân leo núi và đạp xe - Ảnh: Lê Hồng Thái
Hà[-]Nội:Dân[-]phượt[-]vừa[-]leo[-]vừa[-]nhặt[-]rác[-]tại[-]núi[-]Trầm
Cảnh quan núi Trầm với những mỏm đá trông khá giống với địa hình của vùng cao nguyên đá Hà Giang - Ảnh: Lê Hồng Thái
Hà[-]Nội:Dân[-]phượt[-]vừa[-]leo[-]vừa[-]nhặt[-]rác[-]tại[-]núi[-]Trầm
Khung cảnh làng quê Bắc bộ nhìn từ đỉnh núi Trầm - Ảnh: Lê Hồng Thái
Hà[-]Nội:Dân[-]phượt[-]vừa[-]leo[-]vừa[-]nhặt[-]rác[-]tại[-]núi[-]Trầm

Đây cũng là địa điểm ngắm hoàng hôn yêu thích của rất nhiều du khách - Ảnh: Lê Hồng Thái

Lê Hồng Thái/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội:Dân phượt vừa leo vừa nhặt rác tại núi Trầm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI