Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Giúp người trong cơn lũ dữ
(15:22:24 PM 10/11/2011)
Xe tải của doanh nghiệp Giáo Thủy chở miễn phí qua đoạn đường ngập vào sáng 8-11- Ảnh: Tiến Long |
Ông Nguyễn Hữu Tường - trưởng Công an xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam - người mệt lả, phờ phạc sau đêm tìm kiếm kể lại: sáng sớm 9-11, khi nước lũ dâng rất nhanh ngập tất cả các tuyến đường trong xã, hai cậu học sinh Nguyễn Quốc Vương và Nguyễn Phi Định (Trường THCS Trần Phú, trú tại xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn) đi học về qua đường thì bị lũ cuốn trôi.
Bà Hồng, người chứng kiến cảnh hai học sinh lâm nạn, nói: “Lúc hai cháu bé bị trôi, đám đông người đang đứng trên bờ bất lực vì không ai biết bơi. Lập tức có một anh thanh niên đi trên đường chen ngang giữa đám đông. Cậu ấy dừng xe rồi tự nhiên giật lấy áo phao của một người đứng bên đường, quàng vội rồi lao mình về phía hai học sinh. Hai đứa chới với kêu cứu trong tuyệt vọng khi lũ đã đẩy ra xa cách đường hơn 100m”.
Anh Đỗ Việt Hùng, một trong số thanh niên cùng tham gia cứu người, kể: “Khi tôi đến nơi thì thấy hai em học sinh đã chìm, chỉ còn hai cánh tay với với trên mặt nước. Ngoài kia có một người đang băng ra giữa dòng nước lũ tới chỗ hai em bị nạn. Anh túm được tay một cậu bé kéo vào. Rồi anh tiếp tục lao theo dòng nước nhưng không còn thấy cậu bé kia. Lúc đó mọi người tập trung lo cứu cậu bé chứ không ai để ý mặt mũi anh thanh niên kia. Tôi chỉ thoáng thấy anh ấy người hơi gầy, cởi áo phao ra trả rồi lặng lẽ lên xe lao đi về hướng quốc lộ”.
Ông Nguyễn Hữu Tường cảm phục nói: “Hai ngày ni bà con ở đây ai cũng tấm tắc khen hành động dũng cảm cứu người của anh thanh niên, tôi đã liên hệ khắp nơi mà không biết được địa chỉ. Người nhà em Định (học sinh được cứu sống) cũng ba bốn lần hỏi tôi có biết anh thanh niên kia ở đâu không để đến cảm ơn đã cứu mạng con mình, nhưng tôi đành chịu”.
Học sinh Nguyễn Hữu Thịnh tham gia cứu được bốn người - Ảnh: Tấn Vũ |
Đường làng Thanh Quýt ngổn ngang rơm rạ phủ bùn sau lũ. Căn nhà nhỏ của ông Nguyễn Hữu Toàn nằm sát trụ sở UBND xã Điện Thắng Trung đầy ắp tiếng cười. Nhiều người đến thăm hỏi cậu bé vừa tham gia cứu người trong cơn lũ dữ. Em là Nguyễn Hữu Thịnh, 15 tuổi, học sinh lớp 9 Trường Nguyễn Văn Trỗi, cậu con trai út của ông Toàn, bẽn lẽn ngồi nép mình trong góc nhà.
Sáng 8-11, chuyến bắt dế trôi sông của Thịnh cùng ba người anh trai trong xóm đã trở thành kỷ niệm khó quên khi cứu bốn mạng người thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc.
Thịnh rụt rè kể lại: “Khi đang chèo ghe qua cánh đồng trước mặt, thấy bốn cánh tay chới với trên mặt nước. Ba tay chèo tức tốc khua ngoặt tay lao nhanh đến vùng nước xoáy. Do nước chảy xiết nên hai người giữ tay chèo, hai người khác tham gia cứu người. Sau khi lôi được người đàn ông đã bị ngất nằm lên bè chuối, người phụ nữ và hai thanh niên khác cũng được kéo đến bám chặt vào bè. Phải gần nửa giờ sau chiếc ghe nan nhỏ mới thoát khỏi vùng nước dữ để đưa bốn người mệt lả vào bờ”.
Mới 15 tuổi nhưng Thịnh rắn rỏi như một thanh niên. Ngoài việc bơi giỏi, Thịnh còn là cầu thủ bóng đá cừ khôi của trường. Ngồi trước hiên nhà, ông Toàn nói về con trai: “Mùa mưa năm ngoái tôi kiểm tra hắn rồi. Hai cha con bơi ra giữa cánh đồng đang ngập nước lũ, hắn mặc áo phao bơi một mạch qua bên kia cánh đồng. Hắn bơi cả ngày dưới nước như rái cá!”. Ông Thịnh tâm sự dạy con biết bơi trước tiên là để cứu chính bản thân, sau đó là cứu người.
Sáng 8-11, một đoạn đường dài hơn 100m ở cửa ngõ phía nam TP Huế đi qua phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị ngập sâu gần 1m. Xe máy đi qua đều phải dồn lại bên đường. Nhìn cảnh giao thông bị ùn tắc, doanh nghiệp tư nhân Giáo Thủy (trụ sở tại phường Thủy Dương) liền đưa ngay chiếc xe tải chuyên vận chuyển các thiết bị công trình xây dựng của mình ra đường trung chuyển người dân cùng xe máy qua đoạn đường ngập lụt.
Ông Lê Giáo (52 tuổi, chủ doanh nghiệp Giáo Thủy) nói: “Đã sống qua nhiều trận lụt rồi nên thấy thương người mắc lụt. Bây giờ, mình có xe thì giúp họ thôi!”. Đích thân ông Giáo trực tiếp lái xe từ 6g-12g ngày 8-11 giúp hơn 300 lượt người và xe máy qua chỗ đường bị ngập trước sự ngỡ ngàng của người đi đường.
Lúc đầu vì gấp quá không kịp ghi bảng thông báo miễn phí, nên mỗi lần mời khách cùng xe máy lên xe, ai cũng ngại và lắc đầu. Sau đó, khi được sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông nên nhiều người mới tin và cảm ơn rối rít. Doanh nghiệp Giáo Thủy đã làm việc trung chuyển miễn phí như thế từ suốt năm mùa lũ lụt vừa qua. Ông Giáo cho hay trận lụt lịch sử năm 1999, doanh nghiệp của ông đã bao ăn ở miễn phí cho hàng chục người dân bị kẹt lũ không thể về nhà.
“Hôm qua, một cháu bé bị đau bụng cần đưa cấp cứu đến Bệnh viện Trung ương Huế. Do đường ngập nên xe máy của vợ chồng họ không thể vượt qua, may mà nhờ có xe tải của Giáo Thủy đưa qua kịp” - anh Nguyễn Xuân Quý, một người dân sống gần khu vực, cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.